Cuối năm ngoái,àInstagramthiếutínhnăngbảomậtquantrọnhan dinh keo nha cai hom nay công ty đã hợp nhất các cuộc trò chuyện trên Messenger và Instagram, nhằm tạo ra một hệ thống nhắn tin thống nhất trên các nền tảng của họ.
Tin nhắn được gửi qua Messenger và Instagram vẫn có thể được mã hóa đầu cuối, nhưng tính năng này không được bật một cách mặc định, ít nhất là cho đến năm 2023. Trong khi đó, WhatsApp đã hỗ trợ mã hóa tin nhắn đầu cuối một cách mặc định.
Trong một bài đăng trên The Telegraph, Antigone Davis, người đứng đầu bộ phận an ninh của Meta, cho rằng sự chậm trễ này bắt nguồn từ những lo ngại về sự an toàn của người dùng.
Việc mã hóa tin nhắn đầu cuối đồng nghĩa chỉ người gửi và người nhận mới thấy được các cuộc trò chuyện của họ. Davis cho biết Meta muốn đảm bảo rằng tính năng trên sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động ngăn chặn tội phạm của công ty.
David cũng nói thêm rằng sau khi việc mã hóa đầu cuối được triển khai một cách mặc định, công ty vẫn sẽ "sử dụng kết hợp dữ liệu không mã hóa trên các ứng dụng của họ như thông tin tài khoản và báo cáo từ người dùng" để giữ an toàn cho công ty, đồng thời "hỗ trợ bảo vệ công cộng".
Trước đó, trong một bài đăng trên blog của công ty vào đầu năm nay, Meta nói rằng tính năng mã hóa đầu cuối mặc định sẽ xuất hiện trên Instagram và Messenger "sớm nhất vào năm 2022". Tuy nhiên, với những gì mà David vừa thông báo, công ty sẽ trì hoãn việc ra mắt tính năng này cho đến năm 2023.
Việc Meta chậm triển khai tính năng mã hóa đầu cuối cho các nền tảng nhắn tin của công ty đang vấp phải không ít ý kiến trái chiều từ các chuyên gia. Cách đây không lâu, Hiếu PC, chuyên gia tại Trung tâm Giám sát An toàn không gian mạng quốc gia (NCSC), thuộc Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông, cũng bày tỏ quan điểm rằng việc trì trệ nâng cấp bảo mật có thể khiến các vấn nạn trên mạng trở nên trầm trọng hơn.
"Vào năm 2018, trong bài phỏng vấn với Vox, CEO Mark Zuckerberg thừa nhận công ty này có thể nhận biết những tin nhắn có nội dung nhạy cảm và chặn người dùng gửi các tin nhắn như vậy", Hiếu PC viết.
Hãng này cũng cho phép người dùng báo cáo đoạn chat vi phạm chuẩn mực cộng đồng. Bộ phận chuyên trách có thể xem bất cứ tin nhắn nào bị người dùng hoặc công cụ tự động gán nhãn vi phạm.
Facebook giải thích rằng đây là nỗ lực của họ nhằm "ngăn chặn những thông điệp xấu trên nền tảng Messenger". Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra những câu hỏi về quyền riêng tư của người dùng và liệu rằng Facebook có đang "đọc trộm" các nội dung mà người dùng trao đổi trên Messenger.
Theo Dantri/The Verge, The Guardian
Mã độc khét tiếng Emotet đã trở lại; Facebook và Instagram âm thầm theo dõi trẻ em; Mỹ Latinh là khu vực bất bình đẳng công nghệ nhất thế giới;... là những thông tin nổi bật nhất bản tin Công nghệ thứ 7 tuần này.