Trong giai đoạn 2006- 2010,ếttiếpnhữngkỳtítỷ số bóng đâ Bình Dương luôn xác định huy động nguồn lực từ các thành phần kinh tế có ý nghĩa quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các khu công nghiệp, đặc biệt là Khu liên hợp công nghiệp - dịch vụ - đô thị Bình Dương…
Ông Nguyễn Văn Hùng (thứ 3 từ phải qua), Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp TNHH MTV (Becamex IDC) giới thiệu với nhà đầu tư mô hình Khu liên hợp công nghiệp - dịch vụ - đô thị Bình Dương. Ảnh: H.VĂN
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VIII, trong giai đoạn 2006-2010, công tác huy động các nguồn vốn cho đầu tư phát triển của Bình Dương được xem là bước “đột phá” trong xây dựng kết cấu hạ tầng. Trong giai đoạn này, tổng vốn đầu tư phát triển tăng bình quân 14,7% (Nghị quyết 14 - 15%/năm), đạt gấp 2 lần so với năm 2005. Trong đó, vốn Nhà nước chiếm 8,8%, vốn tín dụng chiếm 4,2%, doanh nghiệp trong nước, tư nhân chiếm 34,5%, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 52,2%, vốn khác chiếm 0,3%. Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách chiếm 40% tổng chi ngân sách của tỉnh, gấp 3, 4 lần so với năm 2005. Trong đó, tập trung phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội về y tế, giáo dục, giao thông, cấp điện, cấp thoát nước… Tỉnh đã mạnh dạn phân cấp, ủy quyền cho ngành, địa phương quy hoạch đầu tư, quản lý đầu tư xây dựng theo nguyên tắc, tiêu chí và định mức Nhà nước quy định, tạo tính chủ động và nâng cao trách nhiệm đối với ngành, các cấp trong xây dựng cơ bản.
Trong giai đoạn 2006-2010, tỉnh đã tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính, chủ động giải quyết các vướng mắc, khó khăn của các nhà đầu tư trong việc đăng ký thành lập và triển khai dự án. Cụ thể là có đến 5.553 doanh nghiệp trong nước thành lập mới với số vốn 44.990 tỷ đồng, nâng tổng số doanh nghiệp trong nước đến năm 2010 là 9.012 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký là 60.723 tỷ đồng. Trong lĩnh vực thu hút vốn đầu tư nước ngoài, toàn tỉnh đã thu hút thêm trong giai đoạn này 846 dự án với tổng vốn đầu tư là 7,3 tỷ USD (Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần VIII đề ra 3 tỷ USD). Đến năm 2010, Bình Dương đã có 1.922 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn trên 13 tỷ USD. Các lĩnh vực thu hút đầu tư lớn là bất động sản, sản xuất phụ tùng xe, hàng gia dụng và các dự án có hàm lượng chất xám cao khác.
Thực hiện các định hướng lớn của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, UBND tỉnh đã vận dụng cơ chế thu hút doanh nghiệp tham gia đầu tư nhiều công trình kết cấu hạ tầng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhất là trong quy hoạch phát triển công nghiệp, thương mại - dịch vụ gắn với phát triển đô thị. Nhiều doanh nghiệp đã cùng với tỉnh đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Cụ thể là Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp TNHH MTV (Becamex IDC) đã tập trung với quyết tâm cao để đầu tư thành công kết cấu hạ tầng KCN Mỹ Phước 1, 2, 3, Khu liên hợp công nghiệp - dịch vụ - đô thị Bình Dương, tập trung đầu tư phát triển đồng bộ hệ thống giao thông trong khu liên hợp, các tuyến đường tạo lực kết nối liền mạch với vùng, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tiếp tục đến Bình Dương đầu tư, mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Ngoài các KCN tập trung được tỉnh xây dựng trước đây, trong giai đoạn này, tỉnh đã phát triển thêm 13 KCN, nâng tổng số diện tích đất tại các KCN tập trung lên 8.751 ha, gấp 2,7 lần năm 2005. Tính đến năm 2010, đã có 24 KCN đi vào hoạt động với trên 12.000 doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh, gấp 1,8 lần so với năm 2005. Trong khi đó, Khu liên hợp công nghiệp - dịch vụ - đô thị Bình Dương đã cơ bản hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, xây dựng các công trình tạo lực và các khu tái định cư theo quy hoạch. Về hoạt động ngân hàng, tỉnh đã huy động các ngân hàng giải quyết phần lớn nhu cầu vốn cho đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh của các thành phần kinh tế…
Có thể nói, trong giai đoạn 2006-2010, tỉnh đã huy động nguồn lực từ các thành phần kinh tế để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là tập trung mạnh vào đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội gắn với phát triển đô thị Thủ Dầu Một, Dĩ An, Thuận An... Đây là tiền đề quan trọng để tỉnh tiếp tục tăng cường huy động các nguồn lực đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội cho những năm tiếp theo.
HỒ VĂN