Như vậy,ket qua c2 tính đến nay, VNPT eKYC trở thành nền tảng định danh và xác thực đầu tiên tại Việt Nam đạt quy mô này.
Theo đại diện Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT), qua 5 năm chính thức cung cấp dịch vụ eKYC ra thị trường, VNPT đã triển khai cho hơn 100 ngân hàng, tổ chức tài chính, viễn thông và thương mại trực tuyến… giúp định danh điện tử cho hơn 40 triệu người dân Việt Nam.
Đến nay, tổng số yêu cầu gửi về hệ thống VNPT eKYC đạt hơn 1 tỷ lượt, trung bình 600.000 lượt/ngày, thậm chí có những ngày cao điểm xử lý hơn 3 triệu lượt.
Trước đó, ngày 18/12/2023, Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định 2345/QĐ-NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng áp dụng xác thực sinh trắc học cho giao dịch từ 10 triệu đồng trở lên và các giao dịch có giá trị lớn khác từ 1/7/2024.
Trước bối cảnh quyết định mới sắp có hiệu lực, các chuyên gia nhận định rằng, sử dụng giải pháp nội địa là lựa chọn tối ưu cho các ngân hàng và tổ chức tài chính vì tốc độ triển khai nhanh và chi phí hợp lý.
Trong đó, những giải pháp "Make in Việt Nam" có thêm thế mạnh về công nghệ đạt chuẩn thế giới, khả năng phục vụ quy mô lớn cùng độ sẵn sàng cao như VNPT eKYC là phương án hiệu quả để đáp ứng các yêu cầu mới của cơ quan quản lý nhà nước.
Nhờ ứng dụng các mô hình AI tiên tiến, VNPT eKYC có khả năng xác thực dữ liệu sinh trắc khuôn mặt với độ chính xác lên tới 99,9%. Nền tảng này đã phát hiện và loại bỏ hàng triệu trường hợp giả mạo tinh vi từ mặt nạ 2D, mặt nạ silicon, video deepfake đến kỹ thuật cắt ghép, hóa trang.
Điều này cho thấy, nền tảng liên tục được nâng cấp để chống lại các hình thức lừa đảo mới và sẵn sàng đối phó với những trường hợp gian lận sinh trắc học phức tạp.
Toàn bộ công nghệ lõi của nền tảng VNPT eKYC được nghiên cứu và phát triển bởi đội ngũ chuyên gia AI tại VNPT. Trong đó, công nghệ lõi về sinh trắc học khuôn mặt VNPT FaceID là công nghệ duy nhất tại Việt Nam đồng thời đạt chuẩn ISO 30107- 3 của iBeta về chống giả mạo khuôn mặt và lọt Top 10 trong bảng xếp hạng của Viện Tiêu chuẩn và công nghệ quốc gia Mỹ về tìm kiếm khuôn mặt 1:N vào tháng 3/2023.
Trước đây, để đăng ký một dịch vụ, người dùng cần có mặt trực tiếp tại quầy của nhà cung cấp, mang theo nhiều giấy tờ và tốn thời gian chờ đợi. Phương thức xác thực danh tính truyền thống không chỉ đòi hỏi nhiều công sức mà còn tiềm ẩn các rủi ro như thất lạc, mất cắp giấy tờ hoặc dẫn đến các sai sót do thao tác thủ công.
Việc triển khai eKYC góp phần giúp số lượng giao dịch trực tuyến tại nước ta tăng vượt bậc. Đến cuối năm 2023, Việt Nam ghi nhận khoảng 11 tỷ giao dịch không dùng tiền mặt với tổng giá trị hơn 200 triệu tỷ đồng. Trong đó, gần 27 triệu tài khoản và 12,9 triệu thẻ được mở qua định danh điện tử eKYC.
Ngọc Minh