Mít chết vì cao tốc đi qua?Đangquotsốngkhỏequotnhờvườnmítphảirửachénthuêvìcâychếtsạkq bong da ý
Hơn một năm qua, kể từ khi thi công nút giao IC3 thuộc cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, đoạn qua xã Đông Phước A, huyện Châu Thành, Hậu Giang, cuộc sống của 24 hộ dân đã rơi vào cảnh khốn khó.
Mặc dù vụ việc đã được phản ánh đến chính quyền xã, huyện, nhưng cho đến nay vẫn chưa có chủ vườn nào được giải quyết bồi thường, hỗ trợ thiệt hại.
Dự án cao tốc cắt ngang phần đất của gia đình bà Nguyễn Thị Thảo (66 tuổi, xã Đông Lợi A). Sau khi nhận được bồi thường, bà còn mảnh vườn rộng 5.000m² với khoảng 850 gốc mít.
Dẫn phóng viên ra vườn mít cặp cao tốc, bà Thảo thở dài, mắt ngấn lệ nói: "Mọi người thấy đó, vườn mít 3 năm tuổi, mấy trăm gốc mít của tôi chết khô vì không có nước tưới, giờ có khác gì vườn hoang đâu".
Theo lời bà Thảo, lúc cao tốc triển khai vào đầu năm 2023, mít đang có giá khá cao từ 30.000 đồng/kg. Khi ấy, bà chuẩn bị thu hoạch khoảng 1 tấn mít, trừ hết chi phí bà lãi trên 500 triệu đồng.
Trước kia người phụ nữ này trồng cam sành, vú sữa nhưng thấy mít có giá nên bà đốn bỏ hết, cải tạo vườn sang trồng mít. Ấy vậy mà trồng chưa được bao lâu, khi cây mít đang ở độ sung mãn cho năng suất tốt nhất, bà đành ngậm ngùi nhìn hàng trăm gốc mít chết dần, chết mòn.
"Công trình lấp đi đường nước tưới tiêu, nước ở kênh thủy lợi không dẫn vào mương nên gây khô hạn khi mùa nắng, tới tháng mưa, mùa nước nổi thì nước không tiêu thoát được gây ngập úng, thối rễ làm mít chết sạch", bà Thảo nói.
Phần đất của ông Nguyễn Văn Thoáng rộng 5.000m², trong đó có 2.000m² đất trồng mít bị thiệt hại. Với 750 gốc mít, ước tính đem về lợi nhuận cho gia đình ông trên 300 triệu đồng/năm.
"Ở đây người dân sống nhờ mít vì nó có giá so với cây trồng khác, nhưng hơn năm nay mít chết hết, thu nhập chính không có, người già như chúng tôi chỉ biết trông chờ con cái đi làm thuê gửi tiền về. Từ lúc đó đến nay chúng tôi phải xài số tiền được bồi thường từ giải phóng mặt bằng để sống qua ngày", ông Thoáng kể.
Chị Nguyễn Thị Mai có 1.500m² đất vườn nằm trong nút giao IC3 gặp khó khăn vì không có đường đi lẫn đường nước tưới tiêu. Từ khi mít chết, chị phải chuyển sang rửa chén mướn để kiếm tiền nuôi 2 đứa con ăn học.
"Chúng tôi nhiều lần kiến nghị yêu cầu được bồi thường và mở đường nước mới để bà con canh tác tiếp chứ bây giờ không làm ra tiền, con cái phải ăn học, có đất nhưng không trồng cây được... rất khổ sở", chị Mai nói.
Theo UBND xã Đông Phước A, tổng cộng có 24 hộ dân bị ảnh hưởng với tổng diện tích hơn 55.700m² (hơn 10.300 cây mít, 11.500 cây mai, một số dừa, cau...). Vụ việc đã được báo cáo đến UBND huyện Châu Thành và Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận (chủ đầu tư dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau).
Ông Nguyễn Long Du, Chủ tịch UBND xã Đông Phước A, cho biết, từ khi triển khai thi công dự án, do lấp đường nước dân sinh nên ảnh hưởng vườn cây ăn trái của người dân.
"Quá trình thi công kéo dài, mùa mưa gây ngập úng, mùa khô thì không dẫn nước tưới cho cây được, dẫn đến tình trạng cây trồng (chủ yếu là mít) bị chết, khảo sát có 24 hộ.
Xã đã phối hợp các cơ quan chuyên môn, đơn vị thi công khảo sát các hộ dân bị thiệt hại, qua đó có biên bản ghi nhận và đã báo cáo cấp trên. Tuy nhiên đến nay nhà thầu vẫn chưa có phương án bồi thường hay hỗ trợ cho người dân", lãnh đạo UBND xã Đông Phước A cho hay.
Theo UBND xã, ngoài nông sản bị thiệt hại, công trình thi công còn gây ảnh hưởng khác như nứt tường nhà, sạt lở… UBND xã kiến nghị UBND huyện có văn bản kiến nghị Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh, UBND tỉnh sớm làm việc, yêu cầu chủ đầu tư, đơn vị thi công khẩn trương thẩm định, có bồi thường, hỗ trợ cho các hộ dân bị thiệt hại về cây trồng và nứt tường nhà.
Đồng thời, khắc phục các vị trí sạt lở do thi công, gia cố đê bao ở các vị trí thi công, không để nước tràn gây ảnh hưởng, thiệt hại tài sản, đời sống của nhân dân trong thời gian tới.