Giữa biển khơimênh mông,ácnghiệptrênbiểnĐôsoi keo cup c1 sóng to gió lớn, việc tác nghiệp của phóng viên (PV) càng trở nênkhó khăn hơn. Tuy nhiên, những khó khăn đó không hề làm nản lòng chúng tôi, nhấtlà khi được đến với nhà giàn DK1, thềm lục Địa phía Nam. Nơi những chiến sĩ và ngư dânViệt Namđang ngày đêm bám biển, canh giữ từng tấc đất, từng mét nước của vùng biển quêhương.
Gặp gỡ ngưdân Trường Sa
Tàu HQ 609 và HQ621 đưa chúng tôi đến với nhà giàn DK1. Trải qua 2 ngày lênh đênh trên biển, mọingười đều có cảm giác mệt mỏi. Thế nhưng, khi thấy nhà giàn DK1/16 và DK1/17 hiệnra trước mắt thì mọi mệt mỏi đều tan biến hết. Khi đến DK1/16, bà con ngư dâncó mặt ở đây khá đông, Tàu HQ609 đưa chúng tôi đến khu vực tàu cá của ngư dân,ai cũng thấy phấn khởi bởi cuộc gặp gỡ không hẹn mà nên. Theo đề nghị, chúngtôi sẽ được lên tàu cá của ngư dân để tác nghiệp, tuy nhiên do sóng lớn vàkhông quen đi biển nên bà con ngư dân hăng hái qua tàu HQ609 để trò chuyện vớichúng tôi.
Nhóm phóng viên đixuồng máy tác nghiệp trên biển
Vừa lên đến tàu,anh Nguyễn Hải (chủ tàu cá 0874, Hợp tác xã Quyết Thắng, Bà Rịa - Vũng Tàu) đãbị nhóm PV chúng tôi vây kín làm cho anh bối rối. Anh Hải nói: “Thật tình tôichưa bao giờ bị PV hỏi nhiều đến như vậy, với lại cũng không quen trả lời PV”. Đểcho anh Hải thoải mái hơn, chúng tôi cho anh một chút thời gian. Và câu chuyệnanh Hải bắt đầu kể cho chúng tôi về những công việc hàng ngày của những ngư dântrên biển Đông. Là người có hơn 20 năm làm nghề đi biển, mỗi chuyến đi tàu cáccủa anh Hải phải chuẩn bị đủ mọi thứ cần thiết cho sinh hoạt trong một tháng, kểcả nhiên liệu cho tàu chạy. Còn chuyện sóng gió trên biển, anh Hải nói đó làchuyện thường, nhưng đôi khi gặp phải sự cố thì chính ngư dân, bộ đội hải quânlà những người giúp đỡ đưa tàu về bến an toàn.
Anh Nguyễn Tỉnh(một ngư dân của Bà Rịa - Vũng Tàu) cho biết vùng biển DK1, khu vực Trường Sa rấtdồi dào nguồn cá, tuy nhiên để khai thác ở khu vực này phải có những ngư cụ hiệnđại. Thực tế như điều anh Tỉnh nói, khi chúng tôi đến DK1 đã được tận mắt chứngkiến một đàn cá heo bơi lội tung tăng trong làn nước trong xanh. Chỉ hơn một giờngồi trên tàu thả câu cũng được cả chục cân cá biển, trong đó có những loại cá đặcsản như cá da bò, cá trình.
Vượt sóng biểnĐông
Trước chuyến đi,chúng tôi được cảnh báo, nếu sóng to, gió lớn thì sẽ không được lên nhà giàn vìxuồng máy không thể tiếp cận được. Hôm chúng tôi có mặt ở DK1, sóng không quáto nhưng cũng đủ nhấn chìm chiếc xuồng nhỏ bé. Để lên nhà giàn, nhiều thủy thủdặn dò phải chuẩn bị áo phao, giữ dụng cụ tác nghiệp không để tiếp xúc với gióbiển, nước biển, máy ảnh sẽ bị hỏng. Chúng tôi được đưa xuống xuồng máy “dạo”quanh khu vực nhà giàn DK1/16. Để ghi lại những hình ảnh đẹp nhất, mọi người đềuquên hết những điều dặn dò trước đó, nhiều PV chấp nhận, chụp xong đợt này rồibị hỏng máy ảnh cũng được. Một người còn mạnh dạn tuyên bố: Nếu được hy sinh ởDK1, đó cũng là một niềm tự hào. Chiếc xuồng máy nhấp nhô, làm cho chúng tôi lắclư theo từng đợt sóng, nhiều lúc bị nước biển văng ướt hết áo. Khổ nhất là nhữngPV truyền hình, phải mang theo máy quay phim vừa nặng, vừa cồng kềnh, khi lên cầuthang của nhà giàn thì máy móc được cột vào dây đưa lên trước. Trên nhà giànDK1/17, ngoài việc trò chuyện, phỏng vấn những chiến sĩ nhà giàn, mỗi PV đều muốnkhám phá những góc riêng biệt cho tờ báo của mình. Qua gặp gỡ, trao đổi, chúngtôi được biết cuộc sống của những chiến sĩ nhà giàn được đánh giá, đúc kết gọntrong lời phát biểu của Đại tá Đinh Gia Thật: “Mặc dù trong khó khăn, gian khổnhưng không khi nào phàn nàn, hay nản lòng, mà các chiến sĩ DK1 luôn trungthành vô hạn với Tổ quốc, sẵn sàng chiến đấu hy sinh, vượt qua gian nan, gióbão như những cây phong ba bằng thép”.
Trong mỗi chuyếnđi Trường Sa hay DK1, được lên nhà giàn là niềm mơ ước của rất nhiều người, bởikhông phải lúc nào điều kiện thời tiết cũng cho phép. Được lên nhà giàn là một điềumay mắn của mỗi PV chúng tôi. Đã đến rồi ai cũng mong được thêm một lần ra nhàgiàn.
TRƯƠNG ẨN HUYỀN