Phá vỡ định kiến truyền thống
Bà Chu Hiểu Bình (1961) là thạc sĩ của Đại học Y khoa Norman Bethune (Toronto,ệuphótrườngYtừchứcđểkhởinghiệphiệnsởhữukhốitàisảntỷistanbul bb Canada). Sau khi tốt nghiệp, bà được phân công giảng dạy tại Trường Y tế Vũ Tiến (Giang Tô, Trung Quốc). Nhờ sự nỗ lực và tận tâm với nghề, chỉ trong 3 năm làm việc, bà Bình được thăng chức từ giám đốc học thuật đến Phó hiệu trưởng trường Y.
Là người cá tính và thích thử thách bà Bình muốn thoát khỏi những ràng buộc, không cho phép bản thân bén rễ vào sự nghiệp giáo dục. Cộng với điều kiện khó khăn, lương cơ bản thấp không đủ chi tiêu, mong muốn kiếm nhiều tiền khiến bà Bình quyết định 'lấn sân' sang kinh doanh.
Không nằm ngoài xu hướng, những năm 90 các trường ở Trung Quốc rầm rộ vận hành nhà máy, Trường Y tế Vũ Tiến cũng khuyến khích hoạt động kinh doanh. Do đó, năm 1995, bà Bình vay mượn được 150.000 NDT (hơn 500.000 triệu đồng) để hợp tác cùng trường thành lập Nhà máy sản xuất đèn ô tô Tinh Vũ Thường Châu.
Sau hơn 1 năm hoạt động, nhà máy tái cơ cấu. Lúc này, Trường Y tế Vũ Tiến bán nhà máy với giá 500.000 USD (hơn 12 tỷ đồng), bà Bình mua lại. Bất chấp sự phản đối của người thân và phá vỡ định kiến truyền thống công việc kinh doanh chỉ dành cho đàn ông, năm 1977, bà Bình quyết định rời giảng đường.
Từ chức Phó hiệu trưởng, bà khiến nhiều người tiếc nuối. Tuy nhiên, để toàn lực phát triển công ty, nâng cao và cập nhật kỹ thuật, bà không còn lựa chọn khác. Sau khi nghỉ việc, bà tập trung nghiên cứu thị trường và phát triển thêm các sản phẩm cho xe du lịch.
Xuất thân là giảng viên trường Y, không hiểu kỹ thuật sản xuất đèn pha, bà đảm nhận việc bán hàng. Hàng ngày, bà đến các cơ sở sản xuất máy kéo, xe gắn máy hoặc phụ tùng ô tô để tiếp thị sản phẩm.
Thời gian đầu tuy vất vả, nhưng việc bán hàng của bà đạt hiệu quả. Sau 2 năm, doanh thu công ty lần đầu chạm mốc 10 triệu NDT (34 tỷ đồng) và có chỗ đứng trong ngành công nghiệp sản xuất đèn ô tô. Từ năm 2000 đến nay, thương hiệu đèn Tinh Vũ đa dạng hóa, chất lượng và hiệu suất được cải thiện, doanh số bán hàng tăng vọt.
Nữ tỷ phú giàu nhất Thường Châu
Là người tham vọng, nên bà chưa hài lòng với thành tựu này. Bà Bình quyết định tìm đến Tập đoàn FAW sản xuất ô tô đầu tiên ở Trung Quốc đặt vấn đề hợp tác. Tuy nhiên, sản phẩm đèn ô tô của Tinh Vũ bị từ chối vì không đủ tiêu chuẩn.
Không bỏ cuộc, bà Bình kiên trì thuyết phục đối tác. Sự quyết tâm của bà khiến FAW đồng ý cho công ty Tinh Vũ cơ hội. Để đáp ứng yêu cầu của FAW, các tiêu chuẩn trước phải thiết lập lại. Nhà máy của bà bắt đầu nghiên cứu và phát triển đèn xe tải, yêu cầu tuổi thọ và độ kín cao hơn.
Trước tình hình đó, bà Bình đầu tư 80 triệu NDT (114 tỷ đồng) nâng cấp công nghệ và cải tạo nhà xưởng sản xuất đèn pha ô tô. Để khắc phục những thiếu sót, bà Bình và kỹ thuật viên nghiên cứu ngày đêm cho ra đời sản phẩm đáp ứng yêu cầu của FAW.
Với những cải tiến vượt bậc, chất lượng đèn ô tô của thương hiệu Tinh Vũ được nhà sản xuất phụ tùng gốc (OEM) công nhận. Công nghệ tiên tiến giúp nhà máy của bà Bình thu hút sự hợp tác của BBA, Honda, Volvo...
Quyết định đầu tư nâng cấp công nghệ sản xuất đã mang về lợi nhuận lớn cho nhà máy. Năm 2000, đèn ô tô Tinh Vũ sản xuất được đưa vào lô xe FAW-Volkswagen lần đầu.
Thời điểm này, nhu cầu mua ô tô của người dân tăng, doanh số bán hàng của FAW tốt. Đồng nghĩa, lợi nhuận bán đèn ô tô của Tinh Vũ tăng mạnh.
7 năm liên tiếp, nhà máy của bà Bình đứng vững trong top 5 doanh nghiệp có điểm kiểm tra an toàn cao nhất Thường Châu (Trung Quốc). Tinh Vũ là đơn vị tư nhân duy nhất, 4 doanh nghiệp còn lại đều thuộc sở hữu của Toyota (Nhật Bản).
Sau hơn 15 năm thành lập, đến năm 2011, Tinh Vũ trở thành nhà máy sản xuất đèn ô tô đầu tiên được niêm yết cổ phiếu A trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thượng Hải. Lúc này, giá trị tài sản ròng của bà Bình vượt 3,2 tỷ NDT (11.000 tỷ đồng).
Chỉ tính riêng giá trị thị trường chứng khoán, bà Bình trở thành nữ doanh nhân giàu nhất Giang Tô. Với sự tăng trưởng ổn định của nhà máy, giá trị tài sản ròng của bà liên tục tăng. Tháng 3/2020, bà Bình đứng thứ 31 trong danh sách Nữ tỷ phú tự thân giàu nhất toàn cầu do Viện Nghiên cứu Hurun công bố với khối tài sản 16 tỷ NDT (55.000 tỷ đồng).
Trong danh sách Tỷ phú giàu nhất toàn cầucủa Viện Nghiên cứu Hurun công bố cuối năm 2023, bà Bình đứng thứ 1.067 với khối tài sản 21 tỷ NDT (gần 72.000 tỷ đồng). Bà cũng là nữ doanh nhân duy nhất có tên trong danh sách này, giữ vững ngôi vị nữ tỷ phú giàu nhất Thường Châu (Giang Tô, Trung Quốc) suốt nhiều năm qua.
Sau khi nhà máy phát triển ổn định, năm 2021, bà Bình học thêm chương trình EMBA (thạc sĩ quản lý) tại Trường Kinh doanh Quốc tế Trung Quốc Âu Châu. Đến nay, sản phẩm do nhà máy Tinh Vũ sản xuất không giới hạn ở đèn pha thông minh, có thêm phụ tùng ô tô khác.
Hành trình khởi nghiệp của bà đầy thách thức và cơ hội. Từ giảng viên trường Y đến phó hiệu trưởng, sau đó dấn thân vào kinh doanh. Thích ứng với thay đổi của thị trường và tìm tòi mô hình kinh doanh mới, là kim chỉ nam giúp bà đạt được thành công như hiện tại.
Với lòng can đảm và trí tuệ tiên phong, bà không ngừng mở rộng lĩnh vực kinh doanh. Ngoài đạt được thành tựu trong lĩnh vực đèn pha ô tô, bà còn đầu tư và thành lập hệ sinh thái điện tử ô tô hoàn chỉnh.
Chiến lược đầu tư vào công ty triển vọng và hợp tác với nhiều doanh nghiệp tên tuổi để mở rộng thị trường của bà đáng để học hỏi. Ngoài phát triển sản phẩm mới, bà Bình còn tập trung vào việc định giá doanh nghiệp và quản lý giá trị thị trường.
Với tư cách là người đầu tàu, bà luôn coi trọng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và cam kết phúc lợi công cộng. Quá trình khởi nghiệp của bà Bình mang lại nguồn cảm hứng cho nhiều người. Thành công của bà không phải may mắn, đó là sự kiên trì, dũng cảm và tinh thần không ngừng học hỏi.
Theo Sohu