Một bài báo khoa học của hai tác giả Việt Nam vừa bị thông báo rút khỏi tạp chí quốc tế SpringerPlus do liên quan đến vấn đề về đạo đức.
Tác giả bài báo là tiến sĩ N.V.T,ộtbàibáokhoahọccủaViệtNambịrútkhỏitạpchíquốctếkết quả bóng đá giải nhật bản giảng viên khoa Công nghệ sinh học, ĐH Quốc tế TP.HCM - ĐHQG TP.HCM và bà N.T.H.
Bài báo có tên “Nâng cao chất lượng điều trị bệnh hen suyễn bằng cách sử dụng chất chống oxy hóa có nguồn gốc thiên nhiên”, đã bị tạp chí SpringerPlus, một tạp chítruy cập mở(open-access) của nhà xuất bản Springer rút bỏ vào ngày 25/9.
Theo Retraction Watch, trang blog chuyên đăng tải những báo cáo về việc rút bỏ những bài báo khoa học (do nhà khoa học kiêm biên tập viên của hãng thông tấn Reuters, Ivan Oransky và Adam Marcus, tổng biên tập tờ Anesthesiology - Mỹ - điều hành), thông báo rút bài được SpringerPlus đưa ra vì phiên bản gốc của bài báo vướng phải những vấn đề liên quan đến đạo đức: “Những thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân không được chấp thuận và trường đại học giám sát nghiên cứu này cũng thừa nhận không có thông tin gì về phương pháp điều trị này.”
Tiến sĩ Max Haring, ban biên tập SpringerPluscho biết: “Bài báo đã bị rút lại vì những lo ngại về mặt đạo đức: Các thử nghiệm lâm sàng không được chấp thuận bởi một hội đồng đánh giá đạo đức và các tác giả cũng không cung cấp được bằng chứng cho thấy sự chấp nhuận của bệnh nhân khi được thực hiện điều trị bằng phương pháp này.”
Trong khi đó, một trong những yêu cầu bắt buộc dành cho những nghiên cứu lâm sàng khi gửi lên SpringerPlusquy định rõ “Nghiên cứu được thực hiện cần phải có sự chấp thuận của một ủy ban đạo đức phù hợp và người thử nghiệm cần tuân thủ những nguyên tắc của Hiệp hội Y khoa thế giới.
Cố vấn khoa học cho thử nghiệm lâm sàng này (ANZCTR 2012), giáo sư Steven Neill, Đại học West of England cho biết ông không hề có thông tin gì về nghiên cứu này và trường cũng không tham gia tư vấn cho người thực hiện. Có khả năng tác giả bài báo đã làm quá lên hoặc liệt kê sai cơ quan liên hiệp là ĐH West of England”,
Còn về vấn đề “Cố vấn khoa học không biết thông tin gì về cuộc nghiên cứu?”, thì giáo sư Steven Neill là nhà khoa học chuyên nghiên cứu về thực vật và chưa bao giờ thực hiện nghiên cứu trên người. Hơn nữa, tác giả bài báo Nguyễn Văn T đã nhận bằng Tiến sỹ của ĐH West of England từ năm 2007 và từ đó cũng không có mối liên hệ nào với trường đại học này.
Haring cũng cho biết thêm: “SpringerPlusphát hiện những sai phạm này nhờ thông báo của một độc giả. Bài báo từng bị từ chối bởi một tạp chí khác của Springer, sau đó, tác giả đã tiếp tục gửi nó tới cho SpringerPlus và được chấp nhận đăng tải.
Tác giả nói gì?
Trao đổi với VietNamNet,tiến sĩ N.V.T tác giả bài báo cho biết, bài báo ra đời do từ trước đến nay bệnh hen suyễn được xem như “sống chung với lũ”. Tây y chỉ có một cách chữa bệnh hen suyễn bằng cách cắt cơn nhưng không phát hiện ra nguyên nhân gốc. Từ những kiến thức về y học cổ truyền kết hợp với kiến thức của y học hiện đại, tiến sĩ T. làm rõ vấn đề này khá chi tiết với mục đích tư vấn chứ không làm với tư cách của người khám chữa bệnh.
Về đạo đức khoa học, theo quy định tác giả muốn gửi bài báo khoa học đến tạp chí khoa học tương ứng phải có được số thử nghiệm lâm sàng do một trong các tổ chức của Tổ chức Y tế thế giới cấp.
"Trước khi gửi bài, tôi và ban biên tập tạp chí có trao đổi qua lại; trong đó ban biên tâp hỏi bệnh nhân có hài lòng với những tư vấn như vậy không, thì tôi trả lời "Có hài lòng" - tiến sĩ T. cho hay.
Sau đó, hai tác giả xin thử nghiệm lâm sàng với Australian New Zealand Clinical Registry rồi viết bài và gửi tạp chí SpringerPlus vào cuối tháng 5/2013. Đến ngày 26/5/2013, bài báo được đăng tải. Khi đăng tải, bài báo đã gây được chú ý, có tới hơn 93.000 lượt truy cập và nhiều cảm ơn.
Về việc bài báo bị rút, TS Toàn cho biết, sau hơn 1 năm đăng tải tạp chíSpingerPlus khui lại vấn đề “Những bệnh nhân tôi hỏi có cam kết hay không” .
"Trong điều kiện Á châu nói chung và Việt Nam nói riêng, không có tiền lệ đi hỏi thăm hỏi người bệnh rồi người bệnh phải viết cam kết, dẫn đến bài báo bị rút" - tác giả bị rút bài giải thích.
"Tuy nhiên về việc rút bài cũng rất "ngộ". Nếu tạp chí thông báo thì phải rút, nhưng hiện nay bài viết của tôi vẫn tồn tại trên tạp chí, số người truy cập vẫn tăng lên và chỉ có một mục nhỏ đề cập đến việc rút bài".
TS T. cho biết, khi hoàn thành công trình để tỏ lòng tri ân nơi đã đào tạo, ông hỏi GS Steven Neill ở ĐH West of England rằng liệu có nên để tên ông và tên trường (University of the West of England) vào hay không.
GS Steven Neill trả lời rằng công trình này được làm ở Việt Nam và ông không tham gia quá trình nghiên cứu nên không nên để tên ông. Nếu để tên ông sau này được hỏi ông cũng bảo không liên quan đến vấn đề này vì tôn trọng chất xám và sức lao động của người khác".