Với dân số trẻ cùng sự phổ biến của Internet,ểthaođiệntửvàcơhộitỷUSDchokinhtếsốViệxem kết quả giải tây ban nha Việt Nam có cơ hội và tiềm năng rất lớn để phát triển mạnh lĩnh vực thể thao và trò chơi điện tử. Đây sẽ trở thành ngành công nghiệp không khói của Việt Nam trong tương lai không xa.
Trò chơi điện tử là “mỏ dầu” mới của tương lai?
Bên cạnh những ngành công nghiệp số quen thuộc như thương mại điện tử, thanh toán điện tử và trò chơi điện tử đang nổi lên như một hiện tượng. Thực tế cho thấy, thị trường thể thao điện tử đã và đang trở thành miếng bánh hấp dẫn bất chấp bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
Báo cáo mới nhất của App Annie phối hợp cùng IDC cho thấy, lượt tải các trò chơi điện tử trên toàn cầu trong Quý 1/2021 đã tăng 30% so với Quý 4/2019, đạt doanh thu 1,7 tỷ USD/tuần. Con số này tăng 40% so với giai đoạn trước đại dịch.
Khi nhận thấy tiềm năng của ngành công nghiệp trò chơi điện tử, các cường quốc dầu mỏ Trung Đông đã đổ dòng vốn lớn đầu tư, thậm chí còn định hướng để trò chơi điện tử trở thành ngành kinh tế mũi nhọn hậu kỷ nguyên dầu mỏ.
Nhiều nước Trung Đông đang có những chính sách nhằm khuyến khích sự phát triển của eSports như một ngành kinh tế hậu dầu mỏ.
Dự kiến trong 5 năm tới, ngành công nghiệp trò chơi điện tử sẽ đạt mức tăng trưởng 300 tỷ USD mỗi năm, tốc độ mà khó có ngành công nghiệp nào sánh kịp. Trong mắt các nền kinh tế vùng Vịnh, đây là những nguồn lợi nhuận khổng lồ mà họ không thể bỏ qua, đủ sức thay thế cho dầu mỏ.
Tại các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, những đặc khu kinh tế còn được lập ra, dành riêng cho các nhà phát triển game, với các chính sách ưu tiên đặc biệt để tạo ra môi trường lý tưởng cho sự ra đời của những tựa game có khả năng xuất khẩu ra thế giới.
Không chỉ được ưu tiên trong phát triển kinh tế, sản xuất trò chơi điện tử còn được định hướng là một trong những bước đi gia tăng sức mạnh mềm của một số quốc gia. Nhiều quốc gia Ả rập kỳ vọng tiếp cận người dân ở khắp nơi trên thế giới thông qua các trò chơi điện tử mang đậm văn hóa bản địa.
Thể thao điện tử: Ngành kinh doanh có giá trị tỷ USD
Dựa trên nền tảng là các trò chơi điện tử được sản xuất công phu và hạ tầng kết nối Internet ngày càng hiện đại, thể thao điện tử (eSports) đang dần trở thành một ngành kinh tế quan trọng với 495 triệu người theo dõi trên toàn cầu. Lĩnh vực này tạo ra nguồn doanh thu gần 1 tỷ USD năm 2020 và đóng góp ngày càng quan trọng trong nền kinh tế số.
Trên thực tế, thể thao điện tử không phải là bộ môn hoàn toàn trực tuyến. Thế nhưng sau tác động của đại dịch Covid-19, thể thức thi đấu của bộ môn này đã thay đổi. Các vận động viên thể thao điện tử giờ đây có thể định danh và thi đấu từ xa với sự hỗ trợ của các công nghệ chống gian lận chuyên nghiệp.
Xu hướng này đã cho phép các giải đấu thể thao điện tử được vận hành trơn tru mà không gặp trở ngại trên toàn cầu. Đơn cử như tại giải vô địch Liên Minh Huyền Thoại Châu Âu, nhà sản xuất Riot Games đã giải quyết vấn đề tổ chức từ xa chỉ trong một thời gian ngắn.
Kết quả là, số lượt xem trực tuyến của giải đấu này đã đạt con số rất khả quan, tiếp cận hơn 12 triệu người trên mạng xã hội bất chấp sự gián đoạn do Covid-19.
Theo Newzoo dự báo, số lượng người theo dõi eSports trên toàn cầu sẽ cán mốc 646 triệu người trong năm 2023, với kì vọng doanh thu đạt gần 1,6 tỷ USD.
Kinh tế số Việt Nam và cơ hội vàng từ thể thao điện tử
Theo báo cáo của Cục Phát Thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin & Truyền thông), doanh thu của ngành công nghiệp trò chơi điện tử tại Việt Nam năm 2020 cán mốc 12.000 tỷ đồng, tăng hơn gấp đôi so với năm 2015. Các doanh nghiệp trong ngành cũng nộp ngân sách gấp 2,5 lần so với thời điểm đó.
Về số lao động, mức tăng trưởng của ngành trò chơi điện tử còn ấn tượng hơn. Từ 7.000 nhân lực trong lĩnh vực này vào năm 2015, đến nay, ngành công nghiệp trò chơi điện tử tại Việt Nam đã tạo ra việc làm cho 25.000 lao động.
Mặc dù 2020 là năm dịch bệnh bùng phát, gây gián đoạn tới rất nhiều ngành nghề, ngành công nghiệp trò chơi điện tử vẫn được đánh giá là một trong số ít ngành kinh tế có chỉ số tăng trưởng dương và thị trường lao động ổn định.
Thể thao điện tử đang dần trở thành một phần quan trọng trong nền kinh tế số.
Theo báo cáo Ứng dụng di động Việt Nam năm 2021 của Appota, trò chơi điện tử thuộc nhóm ứng dụng có lượt tải nhiều nhất trên cả 2 chợ ứng dụng IOS(chiếm 41,2%) và Android (chiếm 64,5%). Con số trên thể hiện rất rõ tiềm năng phát triển của ngành công nghiệp “không khói” này.
Sách trắng Thể thao điện tử Việt Nam 2021 do Hiệp hội Thể thao điện tử giải trí Việt Nam VIRESA phát hành cũng chỉ ra rằng, thị trường trò chơi điện tử Việt Nam ước tính có 40 triêu người chơi năm 2020. Trong đó, khoảng 18 triệu người từng chơi các bộ môn eSports, chiếm gần 28% số người sử dụng Internet trên di động và gần như 100% trong số đó sử dụng 3G/4G.
Với nhu cầu giải trí ngày càng lớn cùng yêu cầu khắt khe hơn về chất lượng đồ họa của các games di động, người dùng sẽ tìm đến 5G để có những trải nghiệm mượt mà hơn. Việc thương mại hóa 5G tại Việt Nam vì thế sẽ trở thành cơ hội vàng để eSports phát triển.
Ở chiều ngược lại, lượng người chơi và theo dõi khổng lồ của eSports cũng sẽ mang tới lượng khách hàng tiềm năng cả về số lượng người sử dụng lẫn lượng tiêu thụ data cho các nhà cung cấp dịch vụ mạng 5G.
Tốc độ Internet di động Việt Nam thuộc top đầu khu vực. Đây là điều kiện vàng để phát triển các bộ môn eSports tại Việt Nam.
Thể thao điện tử là lĩnh vực thu hút mạnh mẽ sự đầu tư của nguồn lực kinh tế tư nhân từ khâu tổ chức, vận hành, đào tạo cho đến tài trợ, truyền thông, phát sóng.
Tính đến tháng 12/2020, tổng tiền thưởng từ eSports tại Việt Nam đã đạt 4 triệu USD. Đây là con số ấn tượng bởi Việt Nam chỉ mới tiếp cận với ngành thể thao điện tử khoảng vài năm trở lại đây.
Ở thị trường này, nhóm người chơi thuộc thế hệ Gen Z (13-22 tuổi) tuy chưa phải nhóm có thu nhập ổn định nhưng cũng đã sẵn sàng chi tiêu cho các bộ môn eSports. Hiện có khoảng 51-57% người chơi từ 13-22 tuổi chi tiêu trong thị trường này. Đây là minh chứng cho thấy tiềm năng tăng trưởng lớn trong tương lai của eSports khi nhóm đối tượng này tự chủ hơn về thu nhập.
Trong thời đại 4.0, kinh tế số đang là mũi nhọn tăng trưởng tại nhiều nơi trên thế giới. Trong đó, sự phát triển mang tính đột phá của các ngành công nghiệp mới như trò chơi điện tử, thể thao điện tử,… đã trở thành “phao cứu hộ bền vững” cho nền kinh tế thời kì Covid-19 và hậu Covid-19.
Với dân số trẻ cùng sự phổ biến của dịch vụ Internet, Việt Nam có cơ hội và tiềm năng rất lớn để phát triển mạnh trong lĩnh vực này. Tất nhiên, trò chơi điện tử và thể thao điện tử chỉ có thể phát triển mạnh tại Việt Nam nếu chúng ta coi đây là một lĩnh vực cần tập trung đầu tư phát triển trong nền kinh tế số.
Trọng Đạt