TAND tỉnh Vĩnh Long vừa xử sơ thẩm lần hai vụ hai bị cáo Nguyễn Thanh Thế và Tô Huy Thông bị cáo buộc tội hủy hoại tài sản mà phần lớn là những cọc bê tông đã ép xuống lòng đất. Kết thúc phần xét hỏi,óxửvụđậpđầucọcbêtônglấysắtvụnởVĩsoi kèo jubilo iwata tòa đã tuyên bố trả hồ sơ để điều tra bổ sung, trong đó quan trọng nhất là giám định lại phần thiệt hại tài sản. Vụ án này từng bị tòa phúc thẩm tuyên hủy án sơ thẩm lần một để điều tra, xét xử lại nhiều vấn đề chưa rõ.
228 cọc chỉ bị đập phần nhô lên mặt đất
Theo cáo trạng, bị cáo Thế lập Công ty Xây dựng An Phú và thế chấp năm thửa đất để vay 20 tỉ đồng làm dự án nhà ở. Sau khi được giải ngân 9,8 tỉ đồng, ông Thế san lấp mặt bằng, xây dựng hàng rào, đúc ép cọc bê tông. Sau đó ngân hàng giới thiệu Công ty TNHH MTV Vật liệu xây dựng và Xây lắp thương mại BMC (Công ty BMC) nhận chuyển giao dự án từ Công ty An Phú.
Hai bị cáo tại phiên tòa. Ảnh: SN
Tháng 7-2005, Công ty An Phú khởi kiện yêu cầu giải ngân tiếp số tiền hơn 11 tỉ đồng và tạm ngưng thanh lý dự án là tài sản thế chấp. TAND tỉnh Vĩnh Long xử sơ thẩm, tuyên bác yêu cầu buộc Công ty An Phú phải trả cho ngân hàng hơn 11 tỉ đồng. Lúc này bị cáo Thế đến trả nợ nhưng ngân hàng không chịu vì cho rằng đất đã được bán cho Công ty BMC trước khi có bản án.
Cho rằng ngân hàng xử lý tài sản sai nên Thế nhờ bị cáo Thông chuộc lại bằng cách thay mặt đàm phán với ngân hàng và Công ty BMC. Sau đó hai bị cáo bị cáo buộc đã phá bỏ 319 cọc bê tông đã ép xuống lòng đất (91 cọc hư hỏng hoàn toàn, 228 cọc chỉ đập phần nhô lên mặt đất khoảng 1 m) và nhiều ống cống nên bị khởi tố tội hủy hoại tài sản (thiệt hại hơn 1,7 tỉ đồng).
Đáng chú ý, ngày 30-5-2019, công an tỉnh có văn bản gửi UBND TP Vĩnh Long đề nghị chỉ xử phạt hành chính đối với ông Thông vì hành vi chưa đủ cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, cơ quan này cho rằng cần xử lý hình sự vì nếu phạt hành chính thì có thể bị khiếu nại hoặc khởi kiện, thời gian thi hành quyết định sẽ kéo dài...
Tại phiên tòa hôm qua, đại diện bị hại là Công ty BMC cho biết phần thiệt hại của công ty này là 319 cọc bê tông và hơn 232 ống cống. Hiện tại công ty đã nhận lại lô đất và qua khảo sát thì trên đất còn 81 cọc nhô lên mặt đất khoảng 1 m chưa bị ai tác động.
Vẫn mù mờ xác định thiệt hại
Trả lời HĐXX, bị cáo Thế cho rằng cáo trạng có hai phần chưa đúng là quyền sử dụng đất đứng tên cá nhân bị cáo, chưa ký chuyển nhượng cho Công ty BMC. Thứ hai là cơ quan điều tra (CQĐT) xác định giá trị tài sản bị hủy hoại gồm các cọc bê tông và ống cống là chưa đúng vì trong số các cọc bê tông có một phần của bị cáo và một phần của Công ty BMC.
Ngoài ra, tài sản là phần ống cống để trên đất thực tế bị cáo đã cho một số người khác chở đi chứ không có ai đập phá. Bị cáo chỉ cho người đập phần cọc bê tông nhô lên mặt đất khoảng 1 m để lấy sắt vụn, phần cọc còn lại đã ép xuống đất vẫn còn nguyên, không bị ảnh hưởng.
Bị cáo Thông thì cho rằng cáo trạng truy tố là oan vì mình không cố ý hủy hoại tài sản. Thông nói: “Bị cáo xác định có tham gia vụ việc nhưng không biết các tài sản trên đất có một phần của Công ty BMC vì bị cáo Thế nói là của mình, sau này khi bị tạm giam tôi mới biết”.
Theo bị cáo Thông, căn cứ vào bản án dân sự với ngân hàng, bản cam kết của bị cáo Thế và khi đến hiện trạng khu đất thì bị cáo nghĩ trên đất là tài sản của bị cáo Thế. Trong suốt 12 ngày xảy ra việc đập phá cọc bê tông, bị cáo chỉ có mặt ba lần: Một là khi nhận giao đất (lúc này chưa đập phá), hai là khi bị cáo Thế cho người đập và ba là khi UBND phường mời đến làm việc. Bị cáo có biết việc đập bỏ cọc bê tông trên đất nhưng chỉ với mục đích là yêu cầu Thế dọn sạch mặt bằng.
Trả lời luật sư sau đó, bị cáo Thế cũng xác định khi ký biên bản bàn giao cho bị cáo Thông thì ông cũng nói toàn bộ tài sản trên đất là của mình. Lần đầu đập phá thì bị cáo Thông có mặt, những lần sau thì không có mặt.
Cuối cùng, HĐXX tuyên bố trả hồ sơ để điều tra nhiều nội dung chưa rõ, trong đó có phần xác định thiệt hại.
Đại diện Sở Xây dựng nói gì? Ngày 29-10-2021, Sở Xây dựng tỉnh Vĩnh Long có văn bản phản hồi cho CQĐT về việc xác định kỹ thuật chuyên môn trong xây dựng. Theo đó, CQĐT đề nghị cho biết việc đập phá các đầu cọc bê tông nhô lên mặt đất để lấy sắt phế liệu có đúng kỹ thuật xây dựng không và thế nào là đập đúng kỹ thuật để đảm bảo khả năng an toàn chịu lực cho công trình. Văn bản của Sở Xây dựng cho rằng việc đánh giá chất lượng các cọc bê tông còn lại đề nghị CQĐT thuê đơn vị có đủ năng lực thực hiện kiểm định chất lượng để đánh giá. Tại tòa, đại diện trung tâm giám định chất lượng xây dựng, Sở Xây dựng tỉnh cho biết khi CQĐT trưng cầu thì có đi khảo sát hiện trường nhưng mới lập biên bản chứ chưa có đề cương thẩm định vì không đủ khả năng. Nếu theo nội dung yêu cầu và để biết còn sử dụng được hay không thì phải có cơ quan chuyên môn kiểm định bằng thực địa, không thể qua hồ sơ. Vị này nói: “Về câu hỏi là dùng máy bắn bê tông phá bỏ phần nhô lên mặt đất thì tính năng sử dụng của cọc còn không, chúng tôi chỉ là cơ quan quản lý nhà nước nên không thể biết. Cái này CQĐT phải trưng cầu đơn vị chuyên môn, dùng máy móc thẩm định mới biết”. |
(Theo plo.vn)
Cầm đầu đường dây đưa người Việt sang đảo JeJu, Hàn Quốc lao động trái phép là một ngườn đàn ông quốc tịch Hàn Quốc.