Sứ mệnh vẻ vang
Nhận thức rõ vị trí chiến lược và sức mạnh to lớn của giai cấp nông dân đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam,ộinôngdântỉnhCầunốigiữaĐảngvớinôngdâkeo nha cai ngày 14- 10-1930, Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định thành lập Tổng Nông hội Đông Dương (nay là Hội Nông dân Việt Nam) nhằm tập hợp giai cấp nông dân trong cuộc đấu tranh kiên cường vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Trải qua các thời kỳ cách mạng, tổ chức Hội Nông dân đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ; tuyên truyền, vận động, tập hợp rộng rãi giai cấp nông dân - một lực lượng đông đảo và hùng hậu trong khối liên minh công nhân, nông dân và trí thức đi theo con đường cách mạng màĐảng và Bác Hồ đã lựa chọn. Hội xứng đáng là người đại diện cho lợi ích chính đáng của giai cấp nông dân, cầu nối vững chắc giữa giai cấp nông dân với Đảng, chỗ dựa tin cậy của chính quyền nhân dân ở nông thôn; góp phần to lớn vào lịch sử vẻ vang của dân tộc…
Hội Nông dân tỉnh trao hỗ trợ của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam cho hội viên nông dân gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19
Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Hội Nông dân Việt Nam đã có bước phát triển về mọi mặt; tập hợp, tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước, tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng nông thôn mới và phát triển sản xuất, kinh doanh giỏi vươn lên làm giàu chính đáng.
Xác định nội dung phương thức hoạt động cụ thể, trên cơ sở chủ trương, nghị quyết của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và các mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, những năm qua Hội Nông dân tỉnh đã phát huy truyền thống vẻvang, tổchức tuyên truyền, vận động, đoàn kết, tập hợp nông dân hăng hái thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống. Nhiệm vụ trọng tâm nhiệm kỳ 2018-2023 của hội là xây dựng tổ chức hội vững mạnh, phát huy sức mạnh của lực lượng nông dân tham gia phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới; tăng cường hỗ trợ hội viên nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống; đồng thời, cam kết sản xuất, kinh doanh nông sản bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm; xây dựng hợp tác xã về liên kết, hợp tác phát triển sản xuất theo hướng chuỗi giá trị…
Đoàn kết, tương thân
Trong năm 2021, tình hình dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp, lưu thông hàng hóa, tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư sản xuất, đời sống người nông dân gặp nhiều khó khăn. Với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự tích cực phối hợp của các cấp hội cùng với các ngành chức năng và sự đồng hành của cả nước đã góp phần triển khai kịp thời các gói chính sách về an sinh xã hội, hỗ trợ nông dân, người lao động khó khăn, lưu thông hàng hóa, cung ứng vật tư sản xuất, bình ổn giá các nguyên liệu đầu vào và phòng ngừa, kiểm soát dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi.
Đoàn kết, chung tay phòng, chống dịch bệnh, toàn hội đã duy trì gần 390 tổ nhân dân tự quản “giữ chặt vùng xanh” và 867 tổ Covid cộng đồng... Bên cạnh đó, Hội Nông dân tỉnh phát động kêu gọi cán bộ, hội viên nông dân và nhân dân trong toàn tỉnh cùng chính quyền, đoàn thể các cấp ủng hộ tiền, nông sản, hàng hóa, nhu yếu phẩm thiết yếu, giúp hội viên nông dân và nhân dân tại các khu vực phong tỏa, cách ly y tế, các y, bác sĩ và lực lượng tuyến đầu chống dịch; đồng thời hỗ trợ tiêu thụ nông sản để giúp nông dân hạn chế thiệt hại về kinh tế do ảnh hưởng của dịch bệnh...
Ông Đỗ Ngọc Huy, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh, cho biết với vai trò trung tâm, nòng cốt trong phong trào nông dân phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, Hội Nông dân các cấp trong tỉnh đãvàđang chủ động, tích cực tham gia công tác phòng, chống dịch bệnh; nỗ lực hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu nhiệm vụ công tác hội, phong trào nông dân năm 2021 và những năm tiếp theo. Toàn hội tập trung tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, nông dân nâng cao ý thức phòng, chống dịch bệnh Covid-19, tham gia tổ Covid cộng đồng, hỗ trợ các đối tượng hội viên, nông dân có hoàn cảnh khó khăn, gia đình có người mất do nhiễm Covid-19... Hội cũng vận động, kêu gọi các hộnông dân sản xuất, kinh doanh giỏi nêu cao tinh thần “tương thân tương ái”, giúp đỡ các hộ nông dân gặp khó khăn bằng hình thức phù hợp; chia sẻ kinh nghiệm, bí quyết sản xuất, hỗ trợ tiêu thụ nông sản, nhất là cho những hộ sản xuất nhỏ lẻ, bị mất thị trường đầu ra do dịch bệnh.
Bên cạnh đó, các cấp hội tập trung hướng dẫn hội viên nông dân khắc phục khó khăn, tổ chức lại sản xuất đáp ứng nhu cầu lương thực thực phẩm hướng đến khôi phục và mở rộng thị trường. Quỹ hỗ trợ nông dân các cấp rà soát nhu cầu vốn tái sản xuất của hội viên nông dân; xem xét giảm lãi suất, gia hạn nợ, không chuyển thành nợ xấu nhằm giúp cho hộ vay vượt qua khó khăn. Ngoài ra, Hội Nông dân tỉnh cũng phối hợp với ngành công thương, nông nghiệp và các tổ chức doanh nghiệp cung ứng đầu vào, đầu ra sản phẩm nông nghiệp, giúp nông dân tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi để tạo điều kiện hỗ trợ duy trì và sản xuất ổn định.
Xác định nội dung phương thức hoạt động cụ thể, trên cơ sở chủ trương, Nghị quyết của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và các mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, những năm qua Hội Nông dân tỉnh đã phát huy truyền thống vẻ vang, tổ chức tuyên truyền, vận động, đoàn kết, tập hợp nông dân hăng hái thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.