Julie Lythcott-Haims nhận thấy một xu hướng đáng lo ngại trong suốt 10 năm giữ vị trí trưởng khoa tân sinh viên ở ĐH Stanford. Những sinh viên mới đến rất thông minh,ạisaobốmẹtrựcthăngđanglàmhỏngmộtthếhệnhận định real betis vs tài năng và gần như hoàn hảo… trên giấy. Nhưng mỗi năm, số tân sinh viên dường như không đủ khả năng tự chăm sóc bản thân ngày càng nhiều.
Trong khi đó, các bậc phụ huynh ngày càng can thiệp nhiều hơn vào cuộc sống của con cái. Họ gọi điện cho con nhiều lần trong ngày rồi “sà” xuống bất cứ khi nào có vấn đề khó khăn xảy ra.
Từng làm việc ở một trong những ngôi trường danh giá nhất thế giới, Lythcott-Haims dần tin rằng các ông bố bà mẹ có điều kiện kinh tế đang “buộc chân” đứa trẻ bằng cách gắng hết sức đảm bảm rằng chúng thành công và kéo chúng tránh khỏi những thất bại, thất vọng hay khó khăn.
Những hỗ trợ thái quá như thế này có thể giúp trẻ có một hồ sơ ấn tượng khi nộp đơn vào đại học, nhưng nó lại cướp đi của trẻ cơ hội được khám phá xem chúng là ai, chúng thích gì và cách chúng thay đổi thế giới – Lythcott-Haims viết trong cuốn sách của bà.
“Chúng ta muốn giúp trẻ bằng cách dắt tay con đi từng bước, ngăn con khỏi thất bại và đau khổ. Nhưng giúp đỡ thái quá sẽ làm hại trẻ” – bà viết. “Nó sẽ cho ra lò những con người trưởng thành thiếu kỹ năng, ý chí và những tính cách cần thiết để hiểu bản thân và để vẽ lên cuộc sống của mình”.
Julie Lythcott-Haims - tác giả cuốn “Cách nuôi dạy một người trưởng thành", từng làm việc ở ĐH Stanford khoảng 10 năm |
Lythcott-Haims là một trong số nhiều cây viết có quan điểm các bậc phụ huynh nên nới lỏng vòng tay của mình với con cái.
“Đừng gọi tôi là một chuyên gia về nuôi dạy con cái” – bà nói trong một cuộc phỏng vấn. “Tôi chỉ quan tâm đến sự phát triển của con người”.
Bà trích ra một loạt số liệu thống kê cho thấy sự gia tăng của những ca bệnh trầm cảm và những vấn đề về tâm lý, tâm thần khác của thanh thiếu niên Mỹ.
“Công việc làm cha mẹ của chúng ta là hãy để mình thoát ra khỏi công việc đó. Chúng ta cần biết rằng con cái chúng ta có đủ khả năng để thức dậy mỗi sáng và tự chăm sóc bản thân”.
Liệu bạn có phải là một bà mẹ trực thăng hay không? Dưới đây là những dấu hiệu mà Lythcott-Haims đưa ra:
-Hãy xem lại cách nói của bạn. “Nếu bạn nói ‘chúng ta’ theo nghĩa là con trai hay con gái bạn, ví dụ như ‘Chúng ta sẽ tham gia đội bóng đá chứ?”, thì có nghĩa là bạn và con đang gắn bó với nhau theo cách thiếu lành mạnh”.
- Xem lại tương tác của bạn với những người lớn trong cuộc sống của con. “Nếu như bạn nhận thấy mình tranh luận với giáo viên, hiệu trưởng, huấn luyện viên và trọng tài thường xuyên, thì đó là dấu hiệu cho thấy bạn đang can thiệp thái quá tới cuộc sống của con. Khi chúng ta làm việc này, nghĩa là chúng ta đang dạy con cách biện hộ cho bản thân mình”.
- Hãy ngừng làm bài tập về nhà giúp con. Làm thế nào để trẻ tự lập? Hãy dạy trẻ những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống thực và nới lỏng tay đủ rộng để trẻ thực hành những kỹ năng đó. Hãy để trẻ làm việc nhà. “Việc nhà giúp xây dựng ý thức trách nhiệm. Trẻ sẽ hình thành kỹ năng sống và nguyên tắc làm việc” – bà nói.
Bà cũng chia sẻ rằng nhiều phụ huynh hỏi bà làm thế nào để tiết giảm sự bao bọc và dẫn dắt trong những tình huống như chạy đua vào đại học. Làm thế nào để thư giãn khi muốn con vào Harvard, trong khi các phụ huynh khác thì đang hừng hực chạy đua?
Bà gợi ý các gia đình hãy nghĩ rộng hơn về khái niệm trường “tốt”. Những trải nghiệm giáo dục tuyệt vời vẫn có thể có ở những trường không nằm trong top 20 của U.S News and World Report. Và vẫn có nhiều trường chấp nhận những sinh viên không có một hồ sơ hoàn hảo.
Cha mẹ cần phải thấy rằng những đứa trẻ vào được Stanford, Harvard hay các trường ưu tú khác đều có những “vết sẹo” sau cuộc chạy đua tuyển sinh này.
“Chúng kiệt sức” – Lythcott-Haims nói. “Chúng dễ vỡ và chúng già trước tuổi”.
Xem thêm:
9 dấu hiệu cảnh báo bạn đang là bà mẹ ‘trực thăng’