Chiều 20/10,ÔngNguyễnTrườngGiangtrúngcửChủtịchHiệphộiBưuchínhViệkeo bóng đá tv Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2023-2028 của Hiệp hội Bưu chính Việt Nam vừa diễn ra tại Hà Nội. Sự kiện do Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) đăng cai tổ chức.
Trên cơ sở đề nghị của Ban Vận động thành lập Hiệp hội Bưu chính Việt Nam, ngày 22/6/2023, Bộ Nội vụ đã ban hành Quyết định số 446/QĐ-BNV về việc cho phép thành lập Hiệp hội Bưu chính Việt Nam.
Công bố thành lập Hiệp hội Bưu chính Việt Nam
Hiệp hội Bưu chính Việt Nam là tổ chức đóng vai trò tập hợp, liên kết các doanh nghiệp trong ngành tận dụng các lợi thế, gia tăng sức cạnh tranh, thúc đẩy nền bưu chính quốc gia phát triển nhanh và bền vững. Đơn vị này ra đời với sứ mệnh tạo dựng một môi trường lành mạnh để ngành bưu chính phát triển theo đúng quỹ đạo.
Hiệp hội Bưu chính Việt Nam sẽ đóng vai trò là tổ chức đại diện, một cộng đồng kết nối các doanh nghiệp trong ngành bưu chính. Hiệp hội được kỳ vọng sẽ khai thác hiệu quả lợi thế của mỗi đơn vị nhằm xây dựng chuỗi cung ứng dịch vụ, hạn chế lãng phí cơ sở hạ tầng, nguồn lực, đồng thời bảo vệ lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp.
Hiệp hội cũng đóng vai trò đẩy mạnh quan hệ hợp tác, quy tụ sức mạnh để nâng cao năng lực cạnh tranh, đặc biệt là tại phân khúc thị trường bưu chính chất lượng cao. Qua đó, hỗ trợ các doanh nghiệp trong ngành bưu chính phát huy nội lực, thu hút đầu tư, thúc đẩy nâng cao năng lực bưu chính quốc gia vì mục tiêu phát triển nhanh và bền vững song hành cùng nền kinh tế số.
Hiệp hội Bưu chính Việt Nam cũng sẽ đóng vai trò tư vấn, phản biện, giám sát đối với chính sách của cơ quan quản lý nhà nước. Hiệp hội sẽ đại diện cho các doanh nghiệp, trực tiếp phản ánh những khó khăn, vướng mắc, đóng góp ý kiến, đề xuất các giải pháp về điều kiện tham gia thị trường, giá cước, chất lượng,….
Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ nhất, sau khi công bố quyết định thành lập, Hiệp hội Bưu chính Việt Nam đã bầu ra Ban chấp hành, đồng thời ra mắt các chức danh nhân sự chủ chốt nhiệm kỳ 2023-2028.
Theo đó, ông Nguyễn Trường Giang - phụ trách Hội đồng thành viên Vietnam Post sẽ là Chủ tịch đầu tiên của Hiệp hội Bưu chính Việt Nam. Các Phó Chủ tịch Hiệp hội bao gồm ông Nguyễn Hồng Tân và ông Nguyễn Đắc Luân (Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký).
Hiệp hội Bưu chính phải mở rộng sang logistics, thương mại điện tử
Thay mặt Bộ TT&TT, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng chúc mừng thành công của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2023-2028 của Hiệp hội Bưu chính Việt Nam.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng, nhu cầu chuyển phát hàng hóa là nhu cầu tự nhiên, cơ bản và thiết yếu của con người. Nền kinh tế của chúng ta đã và đang chuyển dịch từ kinh tế truyền thống sang kinh tế số. Trong đó, bưu chính đã và đang từng bước trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là thương mại điện tử.
Lĩnh vực bưu chính Việt Nam đã có bước phát triển nhanh chóng trong 5 năm trở lại đây và đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội. Hiệp hội Bưu chính Việt Nam có vai trò rất quan trọng trong việc tham gia phản biện, góp ý, xây dựng cơ chế, chính sách, tổ chức triển khai các giải pháp thúc đẩy phát triển lĩnh vực bưu chính.
Bên cạnh đó, hiệp hội cũng giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp bưu chính, là cánh tay nối dài của các đơn vị thuộc Bộ TT&TT trong việc phát triển lĩnh vực bưu chính tại Việt Nam.
Để tạo ra thị trường bưu chính lành mạnh, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng đề nghị hiệp hội đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá để thu hút đông đảo doanh nghiệp tham gia. Trong đó, bao gồm cả các doanh nghiệp có thị phần lớn, doanh nghiệp mạnh trong từng loại hình dịch vụ bưu chính, các doanh nghiệp mạnh về công nghệ để Hiệp hội thực sự là đại diện cho gần 700 doanh nghiệp bưu chính đang hoạt động hiện nay.
Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng cho rằng, không gian hoạt động của Hiệp hội Bưu chính Việt Nam không chỉ giới hạn trong các doanh nghiệp bưu chính mà còn cả các doanh nghiệp logistics, thương mại điện tử, vì đây đều là các doanh nghiệp trong cùng một cộng đồng, hệ sinh thái liên quan chặt chẽ với nhau.
Chỉ đạo định hướng, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng đề nghị hiệp hội chủ động giám sát hoạt động của thị trường bưu chính để đưa ra những ý kiến đóng góp, đề xuất giải pháp cụ thể với Bộ TT&TT nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ bưu chính, đặc biệt là vấn đề đảm bảo cạnh tranh lành mạnh.
“Bộ TT&TT sẽ tập trung nghiên cứu, tổng kết và đề xuất kế hoạch sửa đổi Luật Bưu chính cho phù hợp với bối cảnh mới. Bộ rất mong hiệp hội sẽ tham gia chủ động và là một nhân tố tích cực để hoàn thiện thể chế về bưu chính tại Việt Nam”, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng nói.
Theo ông Nguyễn Trường Giang, tân Chủ tịch Hiệp hội Bưu chính Việt Nam, các thành viên sẽ bắt tay xây dựng hiệp hội một cách đầy đủ và bài bản, đồng thời thu hút đông đảo các doanh nghiệp đang kinh doanh trong lĩnh vực bưu chính, chuyển phát, logistics và giao hàng tại Việt Nam tham gia.
“Hiệp hội sẽ nói lên tiếng nói chung của ngành bưu chính Việt Nam, từ đó xây dựng nền bưu chính lành mạnh và cùng phát triển, thực sự trở thành hạ tầng quan trọng, thiết yếu cho kinh tế số, góp phần xây dựng xã hội số, quốc gia số”, ông Giang khẳng định.
Sắp đánh giá chất lượng dịch vụ của 12 doanh nghiệp bưu chính lớnMột nhiệm vụ trọng tâm trong quý IV/2023 của Bộ TT&TT ở lĩnh vực bưu chính là đánh giá, công bố chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp. Theo kế hoạch, sẽ có 12 doanh nghiệp bưu chính lớn tham gia đánh giá chất lượng dịch vụ.