Cách đây 58 năm,ếpnốitruyềnthốngxâydựngquêhươket qua bong da truc tuyen ma cao chiến thắng Phước Thành đã làm nức lòng quân dân miền Nam và cả nước. Chiến thắng Phước Thành được nhận định là “phát đạn vạch đường” cho cách mạng miền Nam phát triển mạnh mẽ về mọi mặt. Chiến thắng Phước Thành còn vang vọng mãi và là niềm tự hào, thôi thúc Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương vững bước trên con đường xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Diện mạo đô thị mới tại thị trấn Phước Vĩnh, huyện Phú Giáo. Ảnh: QUỐC CHIẾN
Vang vọng chiến công
Vùng đất Phước Thành xưa, Phú Giáo hôm nay đang có những bước tiến mạnh mẽ về mọi mặt. Những thành quả của Phú Giáo hôm nay được vun đắp từ sự cống hiến, hy sinh của nhiều thế hệ, từ nhiều chiến công, trong đó chiến thắng Phước Thành cách nay 58 năm là một trong những dấu mốc quan trọng. Với âm mưu triệt phá Chiến khu Đ, ngày 22-10- 1956, Ngô Đình Diệm ban hành Sắc lệnh 143/NV thành lập tỉnh Phước Thành gồm ba quận Tân Uyên, Hiếu Liêm và Phú Giáo.
Trước âm mưu của địch, Bộ Tư lệnh quân khu miền Đông tiến hành điều nghiên và đề nghị Ban quân sự Miền và Khu ủy được mở trận tấn công vào tiểu khu quân sự và tỉnh lỵ Phước Thành nhằm phá tan ý đồ bao vây chia cắt Chiến khu Đ, đánh phủ đầu vào ý đồ bình định của địch. Mục tiêu của trận đánh là tiêu diệt toàn bộ quân địch, làm chủ tiểu khu, giải thoát tù chính trị. Sau 3 tháng điều nghiên kỹ chiến trường, ta quyết định mở trận tấn công. 20 giờ ngày 17-9- 1961, 3 mũi tiến công của ta tiềm nhập mục tiêu. Với lối đánh thần tốc, táo bạo, sau khoảng thời gian ngắn chiến đấu, ta cơ bản diệt toàn bộ lực lượng địch. Ta chiếm 2 khẩu pháo 105mm, 3 chiếc xe thiết giáp, diệt và bắt sống gần 800 tên, thu trên 700 súng các loại.
Cùng với Phú Giáo, qua 5 năm thành lập, với sự nỗ lực của toàn Đảng bộ, cả hệ thống chính trị và nhân dân, huyện Bắc Tân Uyên đã đạt được những thành tựu quan trọng. Cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. GDP bình quân đầu người đạt 54 triệu đồng/năm so với ngày đầu mới thành lập năm 2014 là 36,2 triệu đồng/năm. Cuối năm 2018, giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện tăng 16,8% so với năm 2014, giá trị sản xuất bình quân đạt 71 triệu đồng/ha đất canh tác/năm; riêng giá trị sản xuất vùng cây ăn trái có múi đạt khoảng 600 triệu đến 1 tỷ đồng/năm. Đến năm 2017, huyện đã có 10/10 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều chuyển biến quan trọng… |
Phát huy chiến thắng Phước Thành, những ngày sau các lực lượng vũ trang địa phương tỉnh tiếp tục bao vây tất cả các tua bót dọc lộ 8, Hiếu Liêm, Tân Uyên, đường 14, 16. Các đơn vị bộ đội quân khu tiếp tục giải phóng Phước Bình, uy hiếp dọc cả đường 20 đi Định Quán - Xuân Lộc. Các tuyến đường lên Phước Long và các huyện nam Chiến khu Đ được giải phóng hầu hết. Căn cứ miền Đông của Quân khu 7 và sau này của cả Nam Trung bộ được mở rộng và hình thành vững chắc.
Vào thời điểm cuối năm 1961, chiến thắng Phước Thành có ý nghĩa rất quan trọng về mặt quân sự và chính trị. Đây là lần đầu tiên ta đã đập tan một cứ điểm, một tiểu khu quân sự mạnh của địch ở miền Nam, phá thế bao vây, tiến công chia cắt, lấn chiếm Chiến khu Đ của địch. Việc đánh chiếm một tỉnh lỵ và đập tan bộ máy hành chính cấp tỉnh của địch đã giáng một đòn mạnh vào chương trình bình địch của địch ở miền Đông, cổ vũ to lớn đối với phong trào cách mạng toàn miền Nam. Chiến thắng Phước Thành còn đánh dấu một bước trưởng thành của chủ lực khu, bộ đội địa phương, du kích tỉnh Phước Thành và huyện Phú Giáo, tạo điều kiện phát triển lực lượng vũ trang và phong trào du kích ở địa phương. Chiến thắng Phước Thành là một trong những đòn phủ đầu đánh vào âm mưu chiến lược ‘Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ ở miền Nam.
Tiếp nối truyền thống
Nối tiếp truyền thống anh dũng vùng đất Phước Thành năm xưa, ngày nay, huyện Phú Giáo đang thay da, đổi thịt mạnh mẽ từ sức lao động không ngừng nghỉ của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện. Người dân Phú Giáo hôm nay luôn tự hào về chiến thắng Phước Thành năm xưa. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Phú Giáo đang vui mừng chuẩn bị kỷ niệm 20 năm ngày tái lập huyện (20.8.1999- 20.8.2019).
20 năm qua, phát huy truyền thống anh dũng vùng đất Phước Thành xưa, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Phú Giáo đã chung sức, chung lòng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thử thách, phấn đấu xây dựng Phú Giáo phát triển bền vững và đạt được những thành tựu hết sức quan trọng trên tất cả các lĩnh vực. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã tập trung lãnh đạo nhiệm vụ phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, đưa kinh tế huyện phát triển đúng hướng. Hàng năm, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt từ 12% trở lên. Lĩnh vực nông nghiệp của huyện tiếp tục phát triển toàn diện theo hướng ứng dụng công nghệ cao và có chuyển biến rõ nét. Đến cuối năm 2018, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp đạt 3.991 tỷ đồng. Cơ cấu sản xuất giữa trồng trọt và chăn nuôi là 69,4% và 30,6%, trong đó, tổng diện tích cây lâu năm đạt 38.740,73 ha, tổng đàn heo là 215.639 con, đàn gia cầm đạt 1.336.040 con. Hiện nay, 10/10 xã của huyện Phú Giáo đã hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới. Huyện đang làm thủ tục hồ sơ đề nghị hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới.
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển ổn định. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của huyện đã được đầu tư đồng bộ và từng bước hoàn thiện. Thời kỳ đầu tái lập, hệ thống quy mô giao thông có kết cấu kỹ thuật thấp, lạc hậu, nhỏ bé. Đến nay, mạng lưới giao thông được mở rộng, nâng cấp. 100% các tuyến đường từ trung tâm huyện đến 11 xã, thị trấn và kết nối với các huyện, thị, thành phố trong và ngoài tỉnh được nhựa hóa bảo đảm kết nối nhanh. Lĩnh vực văn hóa - xã hội đạt nhiều kết quả tích cực.
Quy mô trường, lớp tiếp tục được củng cố, phát triển ở tất cả các cấp, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Huyện hiện có 36/37 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 97,3%. Hàng năm, huy động trẻ 5 tuổi ra lớp đều đạt trên 99%, trẻ 6 tuổi vào học lớp 1 đạt 100%. Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân được chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt. Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế được quan tâm đầu tư đã đáp ứng tốt nhu cầu khám, điều trị, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế. Công tác chăm lo các đối tượng chính sách, đối tượng xã hội được thực hiện chu đáo, kịp thời, đúng quy định. Công tác quốc phòng - an ninh luôn được quan tâm triển khai thực hiện tốt.
Ông Phạm Văn Chánh, Bí thư Huyện ủy Phú Giáo cho biết, trong 20 năm qua, Đảng bộ huyện đã phát huy tốt nội lực, tiềm năng, thế mạnh của huyện Phú Giáo chính là đất đai, khí hậu, con người. Tinh thần đoàn kết, quyết tâm, nỗ lực của hệ thống chính trị và nhân dân đã biến thách thức, khó khăn thành cơ hội từ đó đưa huyện đạt được những thành tựu rất quan trọng. Sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của cấp ủy Đảng, sự quản lý, điều hành thông suốt, hiệu quả, hiệu lực của chính quyền giữ vai trò quyết định đến kết quả thực hiện các nhiệm vụ chính trị của từng địa phương, đơn vị.
Tiếp nối truyền thống vùng đất quê hương Phước Thành năm xưa, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Phú Giáo hôm nay đang ra sức xây dựng quê hương giàu đẹp, hiện đại, văn minh để xứng đáng với công lao cống hiến, hy sinh của những lớp người đi trước.
Năm 1961, Khu ủy miền Đông nhận định tình hình tại tỉnh Thủ Biên đang chuyển biến có lợi cho ta, nhưng do địa bàn chỉ đạo quá rộng, từ Bến Cát đến Long Thành - Nhơn Trạch, một cấp ủy duy nhất khó quán xuyến hết tình hình ở các quận trong tỉnh. Hơn nữa, về phía địch, chúng tổ chức thành ba tỉnh với ba bộ máy chính quyền, quân sự sâu sát tình hình ở từng địa bàn hơn ta. Vì vậy, Khu ủy miền Đông chủ trương: Trên cơ sở tỉnh Thủ Biên cũ, căn cứ vào đặc điểm địa lý hành chính và chiến trường sẽ thành lập ba tỉnh mới là Biên Hòa, Thủ Dầu Một và Phước Thành. Ngay sau đó, vào đêm 27-6-1961 tại Văn phòng Tỉnh ủy Thủ Biên ở hóc Ông Vũ, xã Mỹ Lộc, quận Tân Uyên 2 (nay là xã Tân Mỹ, huyện Bắc Tân Uyên) đã diễn ra cuộc họp thành lập tỉnh Phước Thành bao gồm huyện Phú Giáo, Tân Uyên, Hiếu Liêm và các xã vùng căn cứ. Chỉ sau gần ba tháng được thành lập, quân và dân tỉnh Phước Thành đã tiêu diệt Tiểu khu Phước Vĩnh, tỉnh lỵ tỉnh Phước Thành của chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.