"Chuyện về Jenna"- cuốn sách tập hợp nhiều truyện nhỏ trong cuộc sống thường nhật của cô bé Jenna từ năm 4 tuổi đến năm 10 tuổi. Mỗi câu chuyện là bài học trong quá trình từng bước độc lập trong suy nghĩ mà cô bé đã trải qua và được mẹ - nhà văn Tâm Phan ghi chép lại.
Jenna Phan có ba là người Australia,ệnvềmộtbàmẹdạyconcáchtựlậpvàcóquyềnthaychúrểk+sport 1 trực tiếp mẹ là người Việt. Em có tài diễn xuất ngay từ khi còn nhỏ và được học kịch nghệ bằng tiếng Pháp khi mới 4 tuổi ở Thụy Sĩ. Chính từ việc lắng nghe và tôn trọng niềm yêu thích nơi con trẻ của mẹ Jenna mà cô bé đã gặt hái được không ít thành công và hạnh phúc với niềm đam mê của mình. Jenna đã tham gia đóng nhiều vở nhạc kịch kinh điển của Anh dành cho trẻ em như: “Peter Pan”, “The Jungle Book”, “The Sound of Music”...
Nhà văn Tâm Phan và con gái Jenna trong buổi ra mắt sách tại Hà Nội. |
Chia sẻ nhân dịp ra mắt cuốn sách ngày 27/7, nhà văn Tâm Phan cho biết, Jenna là một cô bé độc lập từ suy nghĩ đến hành động. Chính sự đặc biệt của con gái đã truyền cảm hứng để mẹ dành nhiều thời gian ghi lại những câu chuyện xoay quanh thế giới của em suốt nhiều năm.
Thay vì được bao bọc trong vòng an toàn, nâng niu, Jenna đã được học cách lắng nghe những phân tích của mẹ để hiểu và tự mình ra quyết định. Từ việc đơn giản như lựa chọn trang phục hàng ngày, đến quyết định vượt qua nỗi sợ sân khấu ra sao để đứng trước đám đông, xử lý thế nào khi bị bắt nạt ở trường...
Nhà văn Hoàng Anh Tú, Trang Hạ chia sẻ về cuốn sách. |
"Hiện Jenna kiếm tiền như một người lớn, có tài khoản riêng, tự quản lý chi tiêu tiền của mình, có quỹ lương hưu. Sinh nhật 9 tuổi, Jenna còn tự mua quà tặng mình là một chiếc laptop vì em rất thích học lập trình", nhà văn Tâm Phan kể.
Chia sẻ kinh nghiệm dạy con tư duy độc lập với các bậc cha mẹ Việt, nữ nhà văn Tâm Phan nói nó thật sự cần một cuộc cách mạng bởi cha mẹ Việt đều đều có tâm lý sợ con vấp ngã, thất bại nên luôn hướng con đi theo hướng an toàn bằng kinh nghiệm của người lớn.
Đặc biệt, nữ nhà văn cho rằng việc nuôi dạy một bé gái chính là nuôi dạy con để trở thành một phụ nữ nên sẽ càng phải kỹ hơn; phải làm sao để con luôn nhận ra được giá trị đích thực của mình mà không bị cuốn đi bởi cái mã bề ngoài, những giá trị ru ngủ của xã hội; phải thoát ra khỏi định kiến con gái phải thế này, phải thế kia.
Theo nữ nhà văn Tâm Phan, dạy con gái tư duy độc lập là phải để con trở thành một người phụ nữ có thể hiểu được rằng: là phụ nữ thì luôn có quyền thay… chú rể. |
"Nuôi dạy một bé gái là phải làm sao để bé gái sẽ trở thành một người phụ nữ hiểu được rằng dù có hứa hẹn thành chồng vợ, phụ nữ vẫn luôn có quyền thay chú rể nếu nhận ra đó là người không phù hợp với mình", nữ nhà văn Tâm Phan nói.
Nhà văn Hoàng Anh Tú nhận xét, cuốn sách thú vị không chỉ bởi nội dung quen mà lạ, đây còn là bản ghi chép đầy chân thực về quãng thời gian cùng con độc lập, cùng con trưởng thành của nhà văn Tâm Phan.
"Đọc Chuyện về Jenna", tôi thấy trong đó không chỉ là những câu chuyện đầy cảm hứng tự lập cho các bạn nhỏ còn mang đến cho các bố mẹ "cẩm nang" những kinh nghiệm đồng hành với sự trưởng thành của con.
Làm thế nào để con trẻ không phụ thuộc vào bố mẹ? Con trẻ sẽ tự ứng phó như thế nào khi ở một mình?... Đặc biệt, không chỉ dạy trẻ tư duy độc lập, tôi nghĩ đây là thời điểm để những người làm cha mẹ xây dựng giá trị của người phụ nữ trong con gái mình, phương pháp dạy chúng về quyền quyết định, hay nói đúng hơn là giáo dục giá trị của chính các em bắt đầu từ sự độc lập", nhà văn Hoàng Anh Tú nhận xét.
Còn với nhà văn Trang Hạ, cách giáo dục con của Tâm Phan và cuốn sách "Chuyện của Jenna" đã cho chị liên tưởng, việc dạy trẻ tư duy độc lập cũng là cách hình thành tính kiêu hãnh của người phụ nữ trong một đứa trẻ.
Tình Lê
"Ngay từ cuộc nói chuyện đầu tiên, anh ấy đã cho tôi thấy rằng anh không ngại bộc lộ điểm yếu hay nỗi sợ của bản thân và anh trân trọng sự thành thật", cựu phu nhân Tổng thống Mỹ Barack Obama viết.