Các bác sĩ Khoa Tai Mũi Họng,âythépdàigầncmmắctronghọngsuốtthákết quả bóng đá world cup, hôm nay Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí vừa tiến hành xử trí gắp thành công đoạn dây thép trong họng của một bệnh nhân 77 tuổi, ở Quảng Yên, Quảng Ninh.
Trong khoảng 5-6 tháng qua, bệnh nhân khi ăn cơm thấy cổ họng có hiện tượng đau, nuốt vướng. Người bệnh đi khám và kiểm tra ở một số nơi nhưng không phát hiện bất thường và được khuyên về nhà theo dõi.
Thời gian sau, người phụ nữ này vẫn luôn cảm thấy đau, nuốt vướng ở vùng cổ họng. Khi tình trạng tăng nặng, bà đã đến khám tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí.
BSCKI Nguyễn Thanh Huyền - Khoa Tai Mũi Họng cho biết, sau khi tiến hành thăm khám và kiểm tra, các bác sĩ nhận thấy vùng họng vị trí thành ngoài của xoang lê có một dị vật. Khi tiến hành xử trí, các bác sĩ đã gắp thành công dị vật cho người bệnh là một đoạn dây thép dài gần 4cm.
Theo bác sĩ Huyền, đây là vị trí rất nguy hiểm bởi tập trung nhiều mạch máu lớn. Nếu dị vật di chuyển có thể làm tổn thương, đâm thủng các mạch máu lớn gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Vừa qua, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) cũng gắp thành công viên bi sắt đã hoen gỉ, nằm sâu trong hốc mũi của một bé trai. Vào chiều 28/6, bé N. 4 tuổi, ở huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, được mẹ đưa đến phòng khám với biểu hiện, ho, đau và chảy nước mũi màu đen...
Các bác sĩ thực hiện nội soi tai mũi họng và phát hiện dị vật hình tròn màu đen, gây loét niêm mạc hốc mũi của bệnh nhân. Do dị vật nằm quá sâu trong hốc mũi, các bác sĩ không thể thực hiện việc gây tê nên quyết định chuyển bệnh nhi về Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương để thực hiện gây mê gắp dị vật. Tại đây, các bác sĩ đã phẫu thuật lấy dị vật và tiến hành vệ sinh hốc mũi cho bé.
Mẹ cháu N. cho biết, gia đình không rõ cháu tự nhét dị vật vào mũi từ khi nào. Mấy ngày trước đó, gia đình thấy bé thỉnh thoảng chảy nước mũi có màu đen. Khi cháu kêu đau, gia đình mới đưa cháu đến phòng khám.
Dị vật đường thở hay thực quản là tai nạn sinh hoạt thường gặp, có thể xảy ra ở người lớn và trẻ em do sơ suất, bất cẩn trong ăn uống, có thể gây tử vong. Nguy cơ xảy ra biến chứng sẽ tăng lên với thời gian dị vật đường thở còn trong cơ thể. Nếu không được phát hiện, xử lý và cấp cứu kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng, nhất là đối với trường hợp người lớn tuổi.
Dị vật có thể là vật rắn (các loại hạt, răng giả, xương, kẹp tóc, tăm, viên thuốc còn vỏ bọc...), chất lỏng, chất khí.
Khi xâm nhập vào đường thở, dị vật rắn làm cho nạn nhân khó thở dữ dội, tức ngực, rát họng, ho nhiều nhằm tống xuất dị vật ra khỏi đường thở. Nếu dị vật mắc kẹt không ra được, bệnh nhân sẽ suy hô hấp. Nếu dị vật là các hạt khi gặp nước sẽ trương lên và mắc kẹt chặt phế quản gây ra viêm phổi tái đi tái lại nhiều lần.
Mắc xương hay dị vật ở thực quản có thể gây thủng thực quản dẫn đến viêm trung thất, áp xe trung thất, đâm xuyên vào các mạch máu lớn… có nguy cơ tử vong cao nếu không được xử trí sớm.
Bác sĩ khuyến cáo người dân cần chú ý ăn, uống đúng cách, không được nằm khi ăn hoặc uống bất cứ loại gì. Người cao tuổi cần cẩn thận khi ăn những thức ăn có xương như thịt gà, cá… hoặc các loại hạt trái cây cứng, có đầu nhọn để không bị hóc hay nuốt phải.
Người dân nên ăn miếng nhỏ và gập cổ khi nuốt, không được ngửa cổ; không xem tivi, đọc báo... làm mất tập trung khi đang ăn; tránh dùng các thuốc an thần, gây ngủ ngoài chỉ định.
Phương Lê - Thanh Hiền