Nhắc đến ô tô Trung Quốc,ẫuôtôTrungQuốcnháitrắngtrợnbántạiViệtỉ lệ kèo.com bên cạnh chất lượng bị nghi ngờ thì trong suy nghĩ và định kiến của người Việt, nhiều mẫu xe đến từ bên kia biên giới không có bản sắc mà thường "nhái" theo các thương hiệu tên tuổi trên thế giới.
Kể từ khi xe Trung Quốc vào Việt Nam cách đây hơn 2 thập niên và đến hiện tại, yếu tố nhái kiểu dáng vẫn còn tồn tại.
Ưu điểm của những xe nhái thiết kế là có giá rẻ hơn rất nhiều so với xe thật. Cho dù công nghệ, vận hành khó có thể bằng nhưng một số mẫu ô tô nhái của Trung Quốc vẫn có phân khúc khách hàng riêng. Dưới đây là một số mẫu xe điển hình như vậy đã bán ở Việt Nam.
Thời điểm tháng 4/2009 khi Chery công bố giá chiếc QQ3 lắp ráp tại Việt Nam có giá 9.900 USD (khoảng 170 triệu đồng, theo tỷ giá 2009), nó đã trở thành chiếc xe đô thị cỡ A rẻ nhất phân khúc, cạnh tranh trực tiếp với Daewoo Matiz đang bán với giá 14.000 - 16.000 USD (khoảng 240 triệu đến 275 triệu đồng).
Bên cạnh yếu tố rẻ bất ngờ so với chiếc Daewoo Matiz thì người tiêu dùng Việt cũng ngạc nhiên bởi sự giống nhau của hai mẫu xe này.
Thực tế trước khi ra mắt Việt Nam, Chery đã bị hãng GM Daewoo (liên danh sở hữu Chevrolet Mỹ và Daewoo Hàn Quốc) kiện ra tòa án Bắc Kinh vào năm 2005 vì đã “ăn cắp” cấu trúc thân xe của chiếc Daewoo Matiz để dùng cho chiếc QQ. Mục đích của vụ kiện là đòi bồi thường số tiền gần 10 triệu USD cho hành vi xâm phạm bản quyền. Tuy nhiên, kết quả vụ kiện chỉ dừng lại ở thỏa thuận Chery không được giới thiệu dòng xe QQ tại Mỹ.
Chery QQ3 "ăn theo" mẫu xe "hot" tại Việt Nam là Daewoo Matiz
Ngoài kiểu dáng giống Daewoo Matiz thì bên trong xe cũng không khác xe thật là mấy, chỉ cần thay logo là người dùng khó có thể nhận ra. Sự khác biệt chủ yếu ở bề mặt vật liệu xe Chery chất lượng kém hơn, cũng như động cơ, hộp số.
Chery QQ3 sử dụng động cơ 12 van, 3 xi-lanh thẳng hàng dung tích 800cc cho công suất cực đại 51 mã lực tại vòng tua máy 6.000 vòng/phút, mô-men xoắn cực đại 70Nm tại vòng tua máy từ 3.500-4.000 vòng/phút, cùng hộp số sàn 5 cấp. Sức mạnh này tương đương với chiếc Daewoo Matiz 2008 nhưng kém hơn Chevrolet Spark 2009 (thời điểm GM Việt Nam chuyển sang tên mới cho mẫu Matiz).
Năm 2009, Lifan và công ty ô tô Hòa Bình (VMC) ra mắt khách hàng Việt chiếc Lifan LF320 với kiểu dáng hatchback 5 cửa. Nhưng nhìn phong cách khung hình hộp và mũi xe nhô dài, nhìn từ xa nhiều người sẽ ngờ ngợ liên tưởng đến mẫu xe Mini Cooper của nước Anh.
Thực tế Lifan LF320 là một "bản sao" của Mini Cooper nhưng "nhái" chưa tới bởi các kích thước khác biệt hoàn toàn so với bản thật. Khi nhìn gần, ngoài cụm đèn và gương chiếu hậu không bo tròn theo đặc điểm nhận dạng của Mini, kích cỡ bánh xe cũng nhỏ hơn.
Bên cạnh đó, giá Lifan LF320 rất rẻ, chỉ hơn 220 triệu đồng so với giá hơn 1,5 tỷ đồng thời 2009 là rất khác biệt. Bên trong, nội thất của Lifan LF320 không có nét nào so bì được với mẫu xe đến từ nước Anh bởi khác biệt giá quá lớn. Lifan LF320 chỉ đơn giản dùng ghế nỉ, các chi tiết ốp nhựa và giải trí âm thanh radio/đĩa CD.
Mini Cooper (ảnh trái) và Lifan LF320
Chiếc xe của Trung Quốc sử dụng động cơ xăng do chính Lifan sản xuất, là loại 4 xy-lanh thẳng hàng, dung tích 1.3L, hộp số sàn 5 cấp cho công suất cực đại 110 mã lực tại vòng tua động cơ 6.000 vòng/phút, mô-men xoắn cực đại 110Nm tại dải vòng tua máy 3.500-4.500 vòng/phút. Trong khi ở xe Mini Cooper, động cơ là loại tăng áp 4 xy lanh, dung tích 1.6L, hộp số tự động 6 cấp cho mức công suất 172 mã lực tại tốc độ quay 5.500 vòng/phút và mô men xoắn 240 Nm tại tốc độ quay 1.600 vòng/phút.
Năm 2011, thị trường ô tô Việt đón nhận thêm nhiều mẫu xe Trung Quốc, trong đó có chiếc Haima 2 do một doanh nghiệp phía Bắc nhập khẩu và phân phối. Haima 2 có tên đọc cũng như kiểu dáng hao hao Mazda 2, chiếc xe cỡ B đã bán ở Việt Nam do Trường Hải lắp ráp. Nếu như Mazda 2 chạm ngưỡng 600 triệu đồng, thì Haima 2 rẻ hơn, chỉ bằng một nửa.
Thực tế, Haima là kết quả của sự hợp tác giữa công ty xe hơi Hải Nam (Trung Quốc) và Mazda (Nhật) sau khi Mazda mang dây chuyền sản xuất sang Đại lục. Vì thế, nhiều sản phẩm của Haima có dấu ấn khá đặc trưng của xe Mazda, ngay cả tên gọi cũng dễ bị nhầm lẫn.
Mazda 2 và người "anh em" không mong muốn: Haima 2
Haima2 được trang bị động cơ 1.5L có công suất 103 mã lực. Thông số động cơ này cũng tương đương với Mazda2. Xe được trang bị hộp số sàn 5 cấp, trong khi Mazda2 có thêm lựa chọn số tự động.
Sau vài năm xuất hiện, thương hiệu Haima cũng như một số mẫu xe Haima 3, Haima 7 và Haima Freema dần biến mất vì "ế khách". Đến nay, các phiên bản Haima 2 đời 2011, 2012 có giá bán chỉ khoảng 100 triệu đồng.
Cuối năm 2018, BAIC Q7 gây sự chú ý khi được nhập khẩu về Việt Nam vì có hình dáng dễ liên tưởng đến mẫu SUV hạng sang đến từ Anh là Land Rover Range Rover HSE.
Trong khi giá của chiếc SUV Land Rover Range Rover HSE lên tới trên 8 tỷ đồng thì công ty nhập khẩu BAIC Q7 chỉ bán với giá 658 triệu đồng (đã bao gồm phí trước bạ). Sự chệnh lệch giữa hai mẫu xe lên tới 12 lần nhưng lại hao hao giống nhau khiến phần lớn chủ xe mua BAIC Q7 về đã tiện tay...bóc luôn logo của BAIC để dán thay thế logo Land Rover.
Dù mang kiểu dáng giống Land Rover Range Rover nhưng một số chi tiết đặc tả của mẫu SUV đắt đỏ này lại bị BAIC Q7 biến tấu, khiến cho nếu quan sát kỹ, mẫu xe nhái vẫn có nét "dại" so với bản thật.
BAIC Q7 có nhiều nét hao hao Land Rover Range Rover HSE (ảnh trái)
Mặc dù có giá bán rẻ chỉ tương đương dòng SUV cỡ B ở Việt Nam nhưng BAIC Q7 lại trang bị khá nhiều tiện nghi, công nghệ. Nội thất xe sử dụng vật liệu da là chính. Ghế lái chỉnh điện, có tích hợp sưởi và làm mát. Màn hình giải trí 12 inch đặt dọc như Tesla. Cửa sổ trời toàn cảnh. Rất nhiều tính năng tự động bao gồm đèn, gạt mưa, điều hoà... Cốp mở điện.
Động cơ xe là loại máy xăng tăng áp 1.5L, cho công suất 150 mã lực kết hợp số tự động vô cấp CVT và hệ dẫn động cầu trước. Trong khi đó, Range Rover HSE 2018 sử dụng động cơ V6 3.0L SuperCharged sản sinh công suất tối đa 380 mã lực, mô-men xoắn cực đại 460 Nm đi kèm hộp số tự động 8 cấp.
Mới đây, công ty chuyên kinh doanh ô tô Trung Quốc có trụ sở ở Hà Nội đã đưa về Việt Nam mẫu xe BAIC BJ80 mang kiểu dáng và một số đặc điểm dễ gây nhầm lẫn với dòng SUV địa hình hạng sang Mercedes G63.
Mặc dù chưa được công bố giá nhưng những người quan tâm đến xe Trung Quốc cho rằng chiếc BJ80 sẽ đắt hơn chiếc BJ40 đã bán trước đó (BJ40 có giá trên dưới 1 tỷ đồng). Tại Trung Quốc, BJ80 có giá bán 294.900-398.000 nhân dân tệ (khoảng 987 triệu đến 1,33 tỷ đồng). Trong khi đó, giá bán của Mercedes G63 tại Việt Nam thường trên 10 tỷ đồng.
Với thiết kế hình hộp điển hình của Mercedes-Benz G-Class, nhiều người nhận xét BAIC BJ80 chính là "bản sao" giá rẻ của dòng SUV trứ danh đến từ Đức. Thực tế nguồn gốc BAIC có lẽ sẽ giải thích được phần nào sự giống nhau đến bất ngờ này.
Giống như nhiều hãng xe nước ngoài đang làm ăn ở Trung Quốc phải liên danh, liên kết với công ty ô tô nội địa. Daimler (Đức) đã liên danh với BAIC để được bán xe Mercedes-Benz tại Trung Quốc, đồng thời mua 12% cổ phần BAIC. Và BAIC đã tận dụng cơ hội để sao chép mẫu G-Class thông qua dự án BJ80 từ năm 2012, bất chấp phản đối của Daimler.
Kết quả, BAIC BJ80 đã ra thị trường vào năm 2016 và mới đây nhất nâng cấp phiên bản dạng facelift. BAIC BJ80 hiện có doanh số khá tốt ở Trung Quốc và bắt đầu bán ra thị trường Đông Nam Á, Châu Phi.
BAIC BJ80 (ảnh trái) mới về Việt Nam và Mercedes G63
Ngoài "giao diện" giống Mercedes G63, thì nội thất và động cơ BAIC BJ80 có công thức giống với đại đa số ô tô Trung Quốc khác: nhiều trang bị và rẻ hơn bản thật rất nhiều.
BAIC BJ80 phiên bản hiện tại được trang bị động cơ xăng tăng áp kép 3.0L V6, cho công suất 276 mã lực và mô-men xoắn 420 Nm thay thế cho bản cũ dùng động cơ 2.3L. Đi kèm là hộp số tự động 8 cấp, hệ dẫn động bốn bánh, khoá vi sai cầu sau cùng 4 chế độ lái.
Ở mẫu Mercedes G63 hàng thật, hãng xe Đức trang bị động cơ xăng V8 4.0L, kết hợp hộp số tự động 9 cấp, cho công suất cực đại 585 mã lực và mô-men xoắn 850 Nm.
Đình Quý
Bạn đang sở hữu một chiếc xe độc hay bản độ siêu đẹp? Hãy chia sẻ bài viết cảm nhận, hình ảnh về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Những mẫu ô tô Trung Quốc 'đạo nhái' trắng trợn, hãng xe Âu Mỹ cũng phải nóng mặtVới biệt danh “copy cat”, các công ty sản xuất của Trung Quốc từ lâu đã “nổi tiếng” với những sản phẩm sao chép trên nhiều lĩnh vực, trong đó có cả ô tô.