Danh Mục Hiện Tại: Danh Mục:Trang Chủ >Cúp C2 >Chàng 24 chụp 'ảnh cưới' cùng bà 85 tuổi và điều xúc động phía sau_kq bd cup y

Chàng 24 chụp 'ảnh cưới' cùng bà 85 tuổi và điều xúc động phía sau_kq bd cup y

2025-01-13 15:42:13 Nguồn:88CasinoOnlineTác Giả:Nhận Định Bóng Đá View:565lượt xem
{keywords}
Bức ảnh từng gây xôn xao mạng xã hội.

Mạng xã hội Trung Quốc từng xôn xao về bức “ảnh cưới” đặc biệt. Trong ảnh một người phụ nữ đã lớn tuổi mặc váy cô dâu,àngchụpảnhcướicùngbàtuổivàđiềuxúcđộngphíkq bd cup y tay đặt lên vai một chàng trai trẻ mặc đồng phục lính cứu hỏa. Cả hai đều mỉm cười, hạnh phúc.

Người phụ nữ mặc váy cưới là bà Đường Tài Anh (85 tuổi) và chàng trai là Trương Giai Cảng (24 tuổi).

Chàng trai gọi người phụ nữ là bà nội. Nhưng thực tế, hai người không có quan hệ máu mủ.

Người phụ nữ nhân hậu và những đứa trẻ bị bỏ rơi

Đường Tài Anh vốn là nhân viên hậu cần tại một bệnh viện thuộc tỉnh Giang Tây.

Sáng sớm ngày 10/3/1982, cũng như mọi ngày, bà đến bệnh viện để làm việc. Trên đường đi, Đường Tài Anh nghe thấy tiếng khóc của một đứa trẻ.

Bà đi về hướng có tiếng khóc thì thấy một bé gái bên cạnh đường sắt. Đường Tài Anh nhanh chóng cởi áo khoác và quấn lấy bé gái. Đợi đến khi trời sáng, bà đưa đứa trẻ đến một cơ quan ở địa phương nhưng bị nơi đó từ chối hỗ trợ vì không có kinh phí.

Ôm đứa trẻ về nhà, Đường Tài Anh tỏ ra lo lắng. Gia đình bà lúc đó đã có 5 người con, đứa nhỏ nhất mới 12 tuổi. Nếu nhận thêm một đứa con, gánh nặng sẽ tăng lên nhiều. 

Nhưng Tài Anh cũng không thể bỏ đứa trẻ. Bà quyết định làm thủ tục nhận nuôi và đặt tên bé gái là Phương Phương.

Điều kỳ lạ là, sau khi nhận nuôi Phương Phương, bà liên tiếp nhặt được những đứa trẻ bị bỏ rơi khác. Tổng cộng bà đã nhận nuôi 6 đứa trẻ, gọi chúng là cháu - xưng bà nội.

Lúc này, bà đã về hưu. Để có tiền nuôi lũ trẻ, bà đi khai hoang đất trồng hoa màu, nuôi lợn. Lúc rảnh bà đi nhặt phế liệu, bán lấy tiền. Nhưng việc bà đi nhặt phế liệu khiến ai thấy cũng chế nhạo “người có lương hưu sao lại đến bãi rác nhặt những thứ rách nát này?”.

Kể từ đó, Đường Tài Anh không dám đi nhặt rác ban ngày. “Bà thường lẻn ra ngoài khi chúng tôi đã ngủ say và quay trở lại khi chúng tôi sắp thức dậy”, Trương Giai Cảng, đứa trẻ được bà nhặt về năm 1997, nhớ lại.

{keywords}
Bà Đường lao động cật lực để lo cho gia đình và nuôi 6 đứa trẻ bị bỏ rơi.

Chồng bà Đường thường xuyên vắng nhà nên mọi gánh nặng đều đặt lên vai bà. Mỗi ngày bà chỉ ngủ khoảng 2 đến 3 tiếng.

Thương mẹ, 5 người con ruột của bà Đường đề nghị mẹ bỏ lại 6 đứa trẻ nhưng Đường Tài Anh lắc đầu: “Đứa trẻ bị bỏ rơi cũng là sinh mệnh. Cứu một mạng người hơn xây 7 tòa tháp”.

Không thuyết phục được mẹ, những người con chỉ có thể cùng mẹ gánh vác trách nhiệm nặng nề. Song song với đó, họ cũng nỗ lực tìm kiếm các gia đình có nhu cầu nhận con nuôi.

Nhưng khi có người muốn đến nhận con nuôi, bà Đường Tài Anh đều đưa ra những yêu cầu rất khắt khe, đảm bảo đứa trẻ phải được đối xử tốt.

Cuối cùng, có hai gia đình bà thấy yên tâm nên cho 2 đứa trẻ là Lâm Lâm và Trương Giai Cảng đi làm con nuôi.

Nhưng nhiều ngày sau khi về nhà bố mẹ mới, 2 đứa trẻ vẫn khóc, van xin được trở lại nhà bà Đường. Bà Đường đứng từ xa, nhìn thấy cảnh đó vô cùng đau lòng.

Bà muốn nhận lại chúng nhưng bố mẹ nuôi của 2 đứa trẻ bắt bà phải trả hàng nghìn tệ để “chuộc” về. Bà lại đi vay mượn, gom góp nộp đủ cho người ta. Từ đó, bà không bao giờ giao bọn trẻ cho bất kỳ ai.

‘Tôi thà vất vả một chút còn hơn là phải khiến bọn trẻ bị tổn thương. Ở với tôi, chúng tuy không có thức ăn ngon nhưng sẽ được yêu thương”, bà tâm sự.

{keywords}
 

Nhiều người đặt câu hỏi: “Bà chắc chắn có thể sống vui vẻ, đủ đầy lúc tuổi già bằng lương hưu, tại sao lại tự làm khổ mình như vậy?”. Bà chỉ cười.

“Tôi không sợ khổ. Đối với tôi, dù là con đẻ hay con nuôi, tôi đều thương chúng như nhau. Tôi mong chúng có cuộc sống tốt đẹp. Tôi hạnh phúc khi chúng sống tốt”.

Nhưng do lao động quá sức trong một thời gian dài, thân hình bà ngày càng gầy gò, lưng còng rạp xuống.  

Lòng tốt được lan tỏa

Dần dần, lòng tốt của Đường Tài Anh cũng được nhiều người biết đến. Nhiều cơ quan, tổ chức địa phương đã đề xuất trợ cấp cho gia đình bà để cải thiện đời sống sinh hoạt. Trong đó, đội cứu hỏa đã thành lập quỹ Tình thương, tài trợ học phí và chi phí sinh hoạt cho Lâm Lâm và Trương Giai Cảng đến khi hai đứa trẻ trưởng thành.

Mỗi dịp cuối tuần hay ngày lễ, đội cứu hỏa địa phương lại rủ nhau đến nhà bà Đường chơi.

Hình ảnh những người lính cứu hỏa nhiệt tình, tốt bụng, vui vẻ đã gieo vào lòng Trương Giai Cảng một ước mơ, trở thành lính cứu hỏa. Vì thế, Trương Giai Cảng đã nỗ lực hết mình để biến ước mơ đó trở thành sự thật.

{keywords}
Mỗi khi rảnh rỗi, Trương Giai Cảng đều đưa bà nội đi chơi.

Năm 2016, Trương Giai Cảng chính thức trở thành lính cứu hỏa. Cũng từ đây, anh bắt đầu góp sức của mình để giúp đỡ những người khác.

“Chính nhờ sự giúp đỡ của bà nội và những người lính cứu hỏa, tôi đã có niềm tin và hy vọng vào cuộc sống của mình. Vì vậy tôi sẽ cố gắng hết sức để giúp đỡ nhiều người khác, để họ cảm nhận được sự ấm áp và lòng nhân ái của xã hội”.

Mỗi khi có thời gian, Trương Giai Cảng cũng đưa bà nội đi chơi. Việc chụp ảnh cưới cũng là một bất ngờ mà anh âm thầm chuẩn bị cho bà.

Trương Giai Cảng nói, anh từng nghe bà tâm sự, cả đời bà chưa một lần mặc váy cưới. Anh ghi nhớ trong lòng và quyết định giúp bà nội thực hiện ước mơ của mình.

Vào ngày chụp ảnh, ông nội vắng mặt vì sức khỏe không tốt nên anh tháp tùng bà hoàn thành buổi chụp.

“Bà đã nuôi cháu khôn lớn, cháu sẽ luôn ở bên khi bà già đi”, Trương Giai Cảng nắm lấy bàn tay nhăn nheo của bà Đường và nói trong lúc chụp ảnh.

Ngày nay, bà Đường được nhiều cơ quan đoàn thể tuyên dương và vinh danh. Tuổi bà cũng đã cao nhưng giống như những ngày còn trẻ, bà vẫn nỗ lực ra ngoài làm việc khi mặt trời mọc và trở về khi mặt trời đã lặn.

Nhiều người khuyên bà nên nghỉ ngơi. Bà nói: “Vẫn còn rất nhiều người cần giúp đỡ. Tôi vẫn còn sức khỏe”.

Điều khiến bà hài lòng hơn cả là cùng với sự phát triển của thời đại, cuộc sống con người ngày càng tốt hơn, số trẻ sơ sinh bị bỏ rơi cũng ít đi.

Có người hỏi rằng, khi khó khăn đến cùng cực, có lúc nào bà thấy hối hận vì đã nhận nuôi quá nhiều đứa trẻ? Bà luôn lắc đầu và nói rằng, dù có vất vả hơn, bà cũng sẽ chọn lựa như thế.

Bà sẵn sàng đương đầu với mọi sóng gió để nuôi các con/cháu khôn lớn. Đồng thời, bà cũng dùng những hành động để chúng biết rằng, dù số phận có bất công thì các con/cháu cũng phải tử tế với thế giới.

Có một tổ chức đã tặng bà Đường một cuốn sách. Trên đó có viết: “Cầu mong những người tử tế sẽ được thế giới này đối xử tử tế”.

Bà Đường đã đón nhận, khi Trương Giai Cảng lớn khôn, bà trao lại cho anh và nói: “Hãy là một người tử tế và làm những điều có ý nghĩa”.

Hiện Trương Giai Cảng cũng đang làm theo lời bà. Anh cũng hy vọng sự tử tế sẽ được lan rộng ra toàn thế giới.

Linh Giang(Theo 163)

Chàng 30 cưới vợ 56 tuổi, ngoại hình cô dâu gây bất ngờ

Chàng 30 cưới vợ 56 tuổi, ngoại hình cô dâu gây bất ngờ

Vì đã quá tuổi sinh nở nên người vợ 56 tuổi có ý định làm thụ tinh nhân tạo để sinh con cho chồng trẻ.  

Tác Giả:World Cup
------------------------------------
Kèo Nhà Cái
Hình Ảnh
Tin HOT Nhà Cái