Bé Na năm nay 5 tuổi. Lẽ đương nhiên,âunóiứanướcmắtcủabégáituổikhibốmẹlyhôtrận đấu serie a những em bé bằng tuổi em sẽ đi học ở trường mẫu giáo, sáng chiều có bố mẹ đưa đón về. Nhưng Na thì không. Bố mẹ em đã ly hôn, ai cũng có gia đình mới, em sống với bà ngoại trong căn nhà rộng hơn 2 m2 ở Phường 5, Quận 3, TP.HCM.
Trưa một ngày giữa tháng 12, trời Sài Gòn nắng nóng. Ông ngoại chạy xe ôm, bà ngoại đi làm phục vụ ở quán ăn gần nhà, Na phải ở nhà một mình.
Hằng ngày, ông bà ngoại đi làm, em ở nhà tự viết, tô màu rồi chơi cùng đồ chơi. |
Đồ chơi của em là hai con gấu nhồi bông nhỏ, bộ đồ chơi hình trái cây, các con vật đã cũ được người ta cho, bà Kha Tú Ngọc, hiện 66 tuổi mang về cho cháu chơi. Chơi chán, cô bé bỏ vào túi, cho vào một góc nhà rồi mang vở, bút ra tự viết chữ, tô màu.
Thấy người lạ vào, cô bé tíu tít: ‘Cô vào đây tô màu với con đi. Con chơi một mình từ sáng buồn quá’. Vừa dứt câu, Na lấy giấy bút mời khách học bài cùng.
‘Bố mẹ bỏ con rồi. Mấy tháng trước mẹ còn về thăm con. Giờ mẹ bận nuôi em nên không về nữa’, tay tô màu, miệng cô bé 5 tuổi thủ thỉ.
Bà Ngọc cho biết, bé Na là kết quả tình yêu của vợ chồng con gái bà. Bố mẹ em ly hôn khi em mới hơn một tuổi. Hai năm sau, mẹ em lấy chồng mới, để con cho bố mẹ già nuôi.
‘Bố cháu từ khi ly hôn đến nay không nhìn mặt con, việc chu cấp cũng không. Con gái tôi khi mới lấy chồng còn hay về thăm con, đưa cho mẹ mỗi lần 100-200 ngàn đồng, nói để lo cho con. Giờ nó có con với chồng mới, vài tháng mới về thăm con một lần. Việc chu cấp cho con, nó cũng không đưa nữa’, bà Ngọc nói buồn.
Căn nhà hơn 2m2 - nơi bé Na sống cùng ông bà ngoại. |
Bà Ngọc làm phục vụ quán ăn sáng cạnh nhà, mỗi ngày được 60 ngàn đồng. Ông Phạm Văn Đức, hiện 75 tuổi chạy xe ôm bữa kiếm được tiền, bữa không. Cuộc sống phải chạy ăn từng bữa nên ông bà không thể cho cháu đi học trường mẫu giáo.
‘Tôi tính khi cháu 6 tuổi sẽ cho đi học trường tiểu học gần nhà’, bà Ngọc nói. Để chuẩn bị cho cháu vào lớp 1, mấy tháng nay, bà Ngọc cho cháu đi học chữ, nhận biết màu sắc ở một lớp học tình thương gần nhà vào buổi tối.
Bà cho biết, từ ngày mẹ lấy chồng, bé Na gặp ai cũng nói: ‘Bố mẹ bỏ con rồi’. Gần hai năm qua, rất nhiều lần bà nhắc con gái, dù bận gia đình mới nhưng phải quan tâm đến con gái lớn để bé đỡ tủi. ‘Nhưng mẹ nó cũng bận rộn với em bé mới sinh quá', bà Ngọc nói.
Ông Trần Khánh Linh, Chủ tịch UBND Phường 5 cho biết, gia đình bà Ngọc trước đây ở tại phường, sau đó bán nhà đến nơi khác ở. Tại nơi mới, cuộc sống khó khăn nên bà Ngọc quay lại phường sống từ năm 1990. Biết hoàn cảnh của bà khó khăn, phường đã vận động người dân địa phương có nhà trống thì cho ở nhờ.
Căn nhà 2m2 bà đang ở là cái kho của một nghệ sĩ cải lương đã sang Mỹ định cư. ‘Hiện gia đình bà Ngọc thuộc hộ cận nghèo của phường, được hỗ trợ hơn 1 triệu đồng/tháng’, ông Linh thông tin.
Tại một hội nghị về bảo vệ, chăm sóc trẻ em diễn ra tại TP.HCM vừa qua, Thạc sĩ Nguyễn Thị Ngọc Bích, giảng viên Đại học Sư phạm TP.HCM cho rằng, khi gia đình xuất hiện bạo lực hay cha mẹ ly hôn, đứa trẻ sẽ thiếu vắng sự yêu thương, thiếu sự hỗ trợ tích cực. Từ đó trẻ sẽ gặp khó khăn về tâm lý, dễ dàng trở thành một đứa trẻ đường phố, quậy phá, bỏ nhà và nghiện game...
Không có nhà vệ sinh, vợ chồng bà Ngọc (TP.HCM) phải sang hàng xóm xin tắm rửa, đi vệ sinh gần 30 năm qua.