Tôi cảm thấy rất vinh dự khi đặt bút viết vềcác anh - những người đã hy sinh xương máu cho Tổ quốc trường tồn và tuổi trẻchúng tôi được chung sống hòa bình. Dù chưa từng gặp mặt,ềThạnhPhướcnghekểchuyệnnhữnganhhùc2 cúp nhưng những chiếncông mà các anh để lại đã khơi dậy trong chúng tôi niềm tự hào về Tổ quốc mình,về những thế hệ cha anh kiên cường, bất khuất.
CầuThạnh Hội nối liền 2 xã Thạnh Phước và ThạnhHội hôm nay
Đất anh dũng...
Là một xã phía nam của huyện Tân Uyên, với vịtrí chiến lược trong kháng chiến là vùng ven của chiến khu Đ, cửa ngõ phía namkhông chỉ của vùng chiến khu mà còn là bàn đạp tiến công của các lực lượng cáchmạng vào Biên Hòa, Sài Gòn, đường liên lạc với chiến khu Vĩnh Trường, Thuận AnHòa. Vùng đất Thạnh Phước (bao gồm cả xã Thạnh Hội hôm nay) đã hứng biết bao đạnbom của giặc. Nơi đây đã diễn ra nhiều trận đánh khốc liệt giữa ta và địch. Vớitrục lộ 16 và 2 cầu Tổng Bản, Bà Kiên là nơi tranh chấp, giành giật quyết liệtgiữa ta và địch. Hàng chục lần cầu bị đánh sập, hàng trăm lần đường 16 đi quaxã bị đánh phá... Trong hai cuộc kháng chiến, Thạnh Phước có 145 người con ưutú mãi mãi nằm xuống. Hàng trăm đồng bào bị cầm tù, bị chết, thương tật vì thamgia đấu tranh với kẻ thù. Với truyền thống đấu tranh oanh liệt đó, vùng đất nàyđã sinh ra những người con anh hùng mà tên các anh đã trở thành nỗi ám ảnh củakẻ thù. Tiêu biểu như anh hùng Trần Công An.
Và những người conanh hùng
Trần Công An tên thật là Trần Văn Kìa hay còngọi là Hai Cà, sinh năm 1920, người làng Thạnh Hội, thuộc ấp 4, Thạnh Phước.Ngày 23-9-1946, ông gia nhập Chi đội 10 của Huỳnh Văn Nghệ. Trước đó, trong nhữngngày sục sôi Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2-9-1945, anh thanh niên Trần VănKìa đã cùng nhân dân Thạnh Phước tham gia cướp chính quyền từ tay phát xít Nhật- Pháp ở địa phương. Những ngày làm lính ở Chi đội 10 nhưng thực chất ông hoạt độngdu kích tại địa phương, bám dân, bám đất tiêu diệt bọn Việt gian. Chuyện ôngtay không bắt sống một lính Pháp được người dân truyền tụng, khen ngợi. Ông làngười có công lớn trong trận đánh tháp canh cầu Bà Kiên, mở ra lối đánh đặccông đầu tiên, góp phần làm phá sản chiến thuật Đờ-La-Tua của Pháp.
Trường Thạnh Hội đượcđầu tư khang trang.. (Ảnh: Q.CHIẾN) Ông còn được biết đến với nhiều chiến côngtrong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, đặc biệt là các trận đánh khốc liệt vào tổngkho Long Bình và sân bay Biên Hòa (Đồng Nai). Lịch sử sau này có thể kể lại baonhiêu lần tổng kho liên hợp Long Bình và sân bay Biên Hòa bị đánh cháy, nhưngchắc chắn sẽ khó ghi lại đầy đủ được bao nhiêu lượt chiến sĩ đặc công Hai Cà chỉhuy các chiến sĩ đặc công đột nhập thành công. Liên tiếp 3 trận trong 3 tháng10, 11 và 12-1966 ông Hai Cà phối hợp với đơn vị bạn đã chỉ huy các chiến sĩ đặccông đột nhập thành công, phá nổ hơn 400.000 tấn bom đạn Mỹ. Còn ở sân bay BiênHòa, lực lượng của ông Hai Cà cũng đã rất nhiều lần làm kẻ địch phải kinhhoàng. Chỉ riêng trận tháng 9-1972, đơn vị ông phối hợp với lực lượng bạn bí mậtvượt 20 lớp rào các loại, đột nhập tận đường băng và trong tích tắc cho nổ tung127 máy bay các loại.
Suốt cuộc đời của ông sống, chiến đấu, cốnghiến cho sự nghiệp cách mạng. Hai người con trai của ông Hai Cà đã trở thành liệtsĩ và thương binh cũng tại sân bay Biên Hòa. Tháng 10-1986, ông được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lựclượng vũ trang nhân dân. Nhắc tới Hai Cà là nhắc tới người khai sinh ra lối đánhđặc công của quân đội ta. Và nói đến xã Thạnh Phước là nói đến quê hương củachiến tranh đặc công đầy kiêu hãnh.
Một ngườicon ưu tú khác của đất Thạnh Phước không thể không nhắc đến đó là anh hùng BùiVăn Bình (sinh năm 1955). Khi hy sinh, anh là đảng viên, thiếu úy, Trợ lý thammưu Tiểu đoàn 14 bộ binh, Đoàn 7701, Mặt trận 779, Quân khu 7. Lớn lên trong mộtgia đình giàu truyền thống cách mạng, ba của anh là ông Bùi Văn Thơm, nguyên TrưởngCông an huyện Tân Uyên thời chống Pháp. Ông Thơm có 6 người con thì có 3 người đitheo tiếng gọi của Tổ quốc. Trong đó anh Bình và một người anh nữa đã hy sinh.
Tiếp chúng tôi trong căn nhà nhỏ tại ấp CâyBàng, bà Bùi Thị Khi, chị ruột của anh Bình năm nay đã ngoài 90 tuổi tự hào kểvề người em trai của mình. Bà nói: “Bình là em trai út trong gia đình. Là dântrí thức, sau giải phóng em tôi công tác tại tòa án tỉnh Đồng Nai. Năm 1978,chiến tranh biên giới Tây Nam xảy ra, vậy là em tình nguyện viết thư vào bộ đội,sang chiến đấu giúp nước bạn thoát khỏi nạn diệt chủng Pôn Pốt. Thế rồi, năm1984 em tôi hy sinh, cả nhà thương tiếc khôn nguôi bởi em còn trẻ lắm, bao ướcmơ đang còn dang dở...”. Kể đến đây, đôi mắt bà Khi đượm buồn nhớ về người emtrai thân yêu của mình. Nhưng khi nhắc đến những chiến công của anh thì bà lạisôi nổi tự hào.
Từ năm 1979 đến 1984, Bùi Văn Bình làm nghĩavụ quốc tế ở chiến trường Campuchia. Anh đã trực tiếp tham gia 5 chiến dịch. Trậnđánh nào anh cũng đi trước điều tra nắm tình hình địch, đề xuất phương án tácchiến tốt, giúp cho tiểu đoàn hạ quyết tâm chính xác, chiến đấu giành thắng lợi.Ngày 25-1-1984, tại phum Bông Sang Khao (giáp ranh huyện Ba Rài và Sam Túc),Bùi Văn Bình nhận nhiệm vụ chỉ huy một bộ phận 12 người bám sát địch, đánhnhanh, đánh mạnh. Ngay phút đầu các anh đã tiêu diệt 3 tên, khiến địch hoảng sợbỏ chạy. Anh Bình tiếp tục chỉ huy đơn vị dũng cảm truy kích diệt thêm 3 tênkhác. Lúc này, đơn vị có một số hy sinh và bị thương, bản thân anh cũng bị thươngnhưng vẫn kiên cường chiến đấu. Thấy lực lượng ta ít, địch huy động thêm quânphản kích. Anh bình tĩnh sử dụng một lúc 3 loại súng (B40, AK, RPD) và ném lựu đạnvào đội hình địch diệt hàng chục tên và anh đã anh dũng hy sinh trong lúc chiếnđấu.
Gươngchiến đấu dũng cảm của Bùi Văn Bình có tác dụng động viên, cổ vũ mọi người hănghái noi theo và để lại niềm tiếc thương cho nhân dân địa phương. Anh được tặngthưởng Huân chương Chiến công hạng 3. Ngày 29-8-1985, Bùi Văn Bình được Nhà nướctruy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Trong chiến tranh, người Thạnh Phước anhdũng. Trong hòa bình, vùng đất này càng phát huy tinh thần đó để xây dựng quê hươnggiàu đẹp. Ngày nay, về Thạnh Phước sẽ chứng kiến bao đổi thay rõ rệt. Mảnh đấtbên dòng sông Đồng Nai hiền hòa đang từng ngày khoác lên mình màu áo mới.
KIẾN GIANG