Việc tuyển dụng phải theo chỉ tiêu đã được TP Hà Nội phê duyệt.
Vì yêu trẻ và đam mê với nghề dạy học,ểndụnggiáoviêncầnmộtcơchếđộtphánhưkhoálịch thi đấu u19 châu âu hôm nay anh đã lựa chọn làm gia sư Toán cho học sinh từ lớp 6 đến lớp 12, thậm chí cả sinh viên ĐH năm nhất, năm hai. Hiện nay anh có cả học sinh ở Mỹ, Úc…
Ban đầu, anh nghĩ làm gia sư chỉ là công việc nhất thời trong thời gian chờ được trường nào đó tuyển dụng, tuy nhiên, cho đến giờ, đó chính là nghề nghiệp của anh.
Công việc gia sư cho anh thu nhập rất cao, khoảng vài chục triệu một tháng. Anh đã mua được mấy nhà ở Hà Nội, hỗ trợ con đi du học ở Mỹ từ năm lớp 11. Thị trường giáo dục không chính thức rất khắc nghiệt đối với người làm gia sư, bởi nếu không giỏi thì sẽ không có học sinh và thu nhập.
Thật đáng tiếc khi một người giỏi, đam mê nghề và yêu trẻ lại không được đứng trên bục giảng chỉ vì câu chuyện chỉ tiêu và cơ chế tuyển dụng. Thực tế không ít người có chuyên môn tốt, giàu kinh nghiệm giảng dạy như anh đã không xin được một vị trí giáo viên chính thức dù rất mong muốn.
Cách tuyển dụng của một trường tư thục
Nếu chính sách tuyển dụng giáo viên có hướng mở và linh hoạt, thực chất hơn thì ngành giáo dục sẽ tuyển được những người giỏi như bạn tôi và nhiều người khác. Họ sẽ có cơ hội được đóng góp nhiều hơn cho ngành, cho xã hội.
Ngoài thực tế, tôi được biết một trường THPT tư thục ở Hà Nội có tiếng nhưng cách tuyển dụng rất đơn giản mà lại vô cùng hiệu quả.
Nhà trường đăng thông báo tuyển dụng rộng rãi, những thầy cô ứng tuyển dạy học sinh THPT sẽ trải qua 2 vòng thi. Vòng đầu tiên là thi kiến thức, thí sinh rút thăm một đề thi THPT bất kỳ trong mấy năm gần đây, sau đó sẽ làm bài như học sinh phổ thông thi, nếu thí sinh đạt điểm 7 trở lên thì sẽ thi tiếp vòng sau. Vòng 2, thí sinh dạy thử ở một lớp bất kỳ, nếu được học sinh đánh giá tốt thì sẽ được nhà trường ký hợp đồng có thể là vài tháng, vài năm… và trở thành giáo viên cơ hữu.
Chỉ bằng cách tuyển dụng đơn giản như vậy, nhà trường đã tuyển được những giáo viên chất lượng. Kể từ khi thành lập tới nay, trường tư thục đó luôn có kết quả học tập tốt, tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường đại học rất cao, nằm trong top các trường có thương hiệu và là sự lựa chọn của rất nhiều phụ huynh.
Tôi cho rằng, cách thức tuyển dụng trên là một gợi ý tốt để nhà quản lý giáo dục thanh lọc đội ngũ, nâng cao trình độ hoặc tuyển dụng giáo viên.
Mới đây, tôi có đọc được 1 bài báo trên VietNamNet về việc Chính phủ Đức cho phép tuyển dụng nhiều giáo viên tay ngang, xây dựng các quy trình, quy định và điều kiện để tuyển dụng họ. Năm học 2021-2022, chỉ riêng Berlin đã có 60% giáo viên tuyển mới là từ nguồn "tay ngang". Từ trường hợp trên, tôi lại liên tưởng tới câu chuyện tuyển dụng và chỉ tiêu biên chế giáo viên của Việt Nam.
Để tuyển được những người giỏi, tôi mong Bộ GD-ĐT nhân cơ hội này có thể tạo một đột phá kiểu như khoán 10 trong tuyển dụng giáo viên.
Bộ GD-ĐT cũng như Bộ Nội vụ nên xem xét mạnh dạn cắt giảm biên chế hoặc hạn chế biên chế suốt đời, thực hiện ký hợp đồng ngắn hạn đối với giáo viên. Đồng thời, nên kiểm tra đánh giá chuyên môn nghiệp vụ định kỳ, ai không đảm bảo thì dừng đứng lớp để tuyển dụng người khác.
Bởi trong khi có rất nhiều người trình độ chuyên môn vững, có tâm huyết mong muốn làm giáo viên nhưng không thể nào xin được việc thì lại có rất nhiều người không đủ năng lực vẫn được đứng lớp. Điều vô lý này cần được xóa bỏ càng sớm càng tốt.
Sau nhiều năm đi dạy, tôi nhận thấy rằng những người dạy giỏi, những giáo viên có năng lực nhất không hẳn xuất phát từ các trường sư phạm mà có thể xuất phát từ các ngành chuyên sâu như: Toán, Lý, Văn, Ngoại ngữ…
Là giáo viên thì trước hết, trình độ chuyên môn phải giỏi, yêu nghề. Nếu có những thay đổi mạnh mẽ trong tuyển dụng giáo viên kiểu như khoán 10 trong nông nghiệp trước đây, Bộ GD-ĐT có thể tuyển được những người giỏi thực sự vào đội ngũ nhà giáo. Chỉ có giáo viên giỏi mới đào tạo ra được nhiều học sinh giỏi, khi đó nền giáo dục mới phát triển, đất nước mới giàu mạnh.
Anh Phạm
Theo thống kê của ngành GD, hiện cả nước thiếu khoảng 100.000 giáo viên/tổng số 1,6 triệu giáo viên. Trong khi đó, vẫn đang thừa 10.178 giáo viên ở cả tiểu học, THCS, THPT. Tuy nhiên, chỉ tính riêng năm nay, cả nước có hơn 16.000 người/tổng số 1,6 triệu giáo viên bỏ việc. Tính bình quân cứ 100 giáo viên có 1 người bỏ việc, chiếm tỉ lệ 1%. Mới đây, Bộ Chính trị đã giao bổ sung gần 66.000 biên chế giáo viên trong giai đoạn từ 2022 đến 2026, riêng năm học 2022-2023 giao bổ sung 27.850 biên chế giáo viên mầm non, phổ thông công lập. Bộ GD-ĐT đã đề nghị các tỉnh, thành phố chỉ đạo khẩn trương triển khai tổ chức tuyển dụng 27.850 biên chế giáo viên cấp mầm non và phổ thông bổ sung cho các tỉnh, thành phố năm học 2022-2023. Tuy nhiên, tuyển dụng như thế nào để tuyển đúng người, đúng việc, đáp ứng được yêu cầu đề ra mới là câu chuyện đáng bàn. Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn từng thốt lên rằng: Ngành GD nắm tất cả trừ 2 thứ: giáo viên và tài chính. Vậy, nên chăng cần có 1 khoán 10 trong tuyển dụng giáo viên để gỡ khó cho cả Bộ, cơ sở đào tạo và nhà giáo? Ban Giáo dục mở diễn đàn “Tuyển dụng giáo viên: Cần có 1 khoán 10”. Mời bạn đọc gửi ý kiến, quan điểm của mình hoặc bài góp ý “hiến kế” để góp phần giải bài toán khó tuyển dụng giáo viên. Bài viết xin gửi về [email protected]. Xin cảm ơn! |