Tổng Bíthư Nguyễn Phú Trọng phát biểu kết luận phiên họp. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Sáng 19-7, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bíthư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Văn kiện Đại hội XII của Đảng, đã chủ trìphiên họp toàn thể của Tiểu ban.
Tham dự phiên họp có các thành viên Tiểu ban:Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, các Ủy viênBộ Chính trị, Bí thư Trung ương, lãnh đạo nhiều ban, bộ, ngành, cơ quan Trungương...
Tiểu ban Văn kiện được thành lập ngày 25-10-2013,theo Quyết định của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, có nhiệm vụ chuẩn bịDự thảo Báo cáo Chính trị, Dự thảo Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và các vănkiện khác trình Đại hội XII của Đảng.
Tại phiên họp này, các thành viên Tiểu ban tậptrung cho ý kiến về Dự thảo Đề cương chi tiết Báo cáo Chính trị của Ban Chấphành Trung ương Khóa XI tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của Đảng.
Ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bíthư Trung ương Đảng, Phó Trưởng tiểu ban thường trực Tiểu ban Văn kiện Đại hộiXII của Đảng đã báo cáo Tờ trình về Dự thảo đề cương chi tiết và Kế hoạch xây dựngBáo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Khóa XI tại Đại hội đại biểutoàn quốc lần thứ 12 của Đảng.
Trên cơ sở tiếp thu nghiêm túc các ý kiến chỉ đạocủa Ban Chấp hành Trung ương tại Hội nghị lần thứ 9, các thành viên Tiểu banVăn kiện đã đóng góp nhiều ý kiến về chủ đề và phương châm chỉ đạo của Đại hộiXII, kết cấu và nội dung Dự thảo Báo cáo Chính trị, về những vấn đề lớn trong Dựthảo Báo cáo Chính trị...
Phát biểu kết luận phiên họp, Tổng Bí thư NguyễnPhú Trọng hoan nghênh các thành viên Tiểu ban Văn kiện, Tổ Biên tập giúp việcTiểu ban Văn kiện, với tinh thần trách nhiệm cao, tâm huyết và trí tuệ, đã khẩntrương, tích cực triển khai nhiệm vụ được giao, tiến hành các bước công việc cụthể. Trong quá trình nghiên cứu, chuẩn bị, Tiểu ban Văn kiện, Tổ Biên tập đã phốihợp chặt chẽ, tiếp thu ý kiến của các ngành, các cấp ở Trung ương, địa phươngvà cơ sở, trân trọng lắng nghe và tiếp thu ý kiến của các tổ chức, các chuyêngia, nhà khoa học...
Tổng Bí thư chỉ rõ Đại hội XII diễn ra vào thờiđiểm hết sức quan trọng, chúng ta đã đi được chặng đường 30 năm đổi mới, ở giữathời kỳ thực hiện chiến lược kinh tế-xã hội 10 năm (2011-2020), vừa mới thôngqua Cương lĩnh bổ sung, phát triển 2011, Hiến pháp 2013. Trong khi đó, bối cảnhtình hình trong nước, quốc tế có nhiều diễn biến rất nhanh, phức tạp, khó lường,đặt ra nhiều vấn đề mới, cả thời cơ, thách thức. Vậy bối cảnh Đại hội XII đặtra những yêu cầu gì, đòi hỏi chúng ta phải giải quyết những vấn đề gì? dự báotình hình sắp tới sẽ như thế nào? Từ đó mới đi vào nội dung, xác định chủ đề Đạihội, phương châm Đại hội.
Tổng Bí thư nhấn mạnh chủ đề của Đại hội là tưtưởng chủ đạo, thể hiện mục tiêu cơ bản nhất, nhiệm vụ trung tâm, trọng điểm,xuyên suốt trong cả nhiệm kỳ, định hướng cho việc xây dựng các văn kiện của Đạihội, nên yêu cầu phải ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm và dễ kiểm tra.
Trên cơ sở những phương án đã được Trung ươngcho ý kiến chỉ đạo, bước đầu đa số ý kiến đã thống nhất phương án về chủ đề củaĐại hội XII, nhưng có điều chỉnh cho sát thực tiễn hơn, bảo đảm yêu cầu đổi mới,nêu rõ được mục tiêu, những nhiệm vụ trọng tâm, cơ bản nhất và bảo đảm sự thốngnhất cao trong toàn Đảng, toàn dân. Về phương châm chỉ đạo của Đại hội XII, đasố ý kiến cho rằng, phải phù hợp với yêu cầu của tình hình nhiệm vụ, với tinhthần ngắn gọn, dễ nhớ, dễ làm.
Tổng Bí thư lưu ý, kết cấu và cách trình bày Dựthảo Báo cáo Chính trị cần bảo đảm tập trung, dễ hiểu, dễ nhớ... đổi mới kết cấutheo hệ thống các vấn đề, bảo đảm hợp lý, khoa học. Như việc đánh giá thực hiệnnhiệm vụ 5 năm và nhìn lại 30 năm đổi mới, hai việc này có quan hệ với nhau,trong 30 năm có 5 năm, khi rút ra bài học kinh nghiệm của 30 năm đổi mới thìtrong đó cũng có bóng dáng của 5 năm. Về tên gọi, tiêu đề và nội hàm của các mục,cần tránh máy móc, trùng lắp, khô khan, cách thể hiện phải sinh động, linh hoạttùy từng mục, mỗi mục nên có cả đánh giá, phương hướng, nhiệm vụ.
Về những nội dung lớn còn có ý kiến khác nhau,Tổng Bí thư nêu rõ, cần căn cứ theo tinh thần Cương lĩnh bổ sung, phát triển2011, Hiến pháp 2013; căn cứ vào thực tiễn phát triển đất nước để bổ sung, pháttriển, không được cứng nhắc, lý luận thì xám, cây đời thì xanh đồng thời, phảisử dụng tốt nhất thành tựu tổng kết 30 năm đổi mới, kết tinh chắt lọc những kếtluận từ các đề tài nghiên cứu; phải cụ thể hóa, thể chế hóa các nghị quyết củaTrung ương, Bộ Chính trị khóa XI, còn nhiều vấn đề chưa được thể chế hóa, chưađược thực hiện, như tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, ba khâu độtphá chiến lược, vấn đề kinh tế nhà nước... phải hài hòa, không máy móc, phiếndiện.
Về một số vấn đề mới, Tổng Bí thư chỉ rõ: Phảidựa trên những kết quả nhận thức đã có, bám sát tinh thần của Cương lĩnh, củaHiến pháp, từ đó cụ thể hóa, giải trình, làm rõ, gỡ những vướng mắc trong thựctế. Những vấn đề mới, chưa rõ, cần tiếp tục nghiên cứu, làm rõ, khi nào chínthì đưa vào thực hiện.
Về những việc cần làm tiếp, Tổng Bí thư đề nghịngay sau hội nghị này, Tổ Biên tập bắt tay ngay vào công việc, khẩn trương, quyếtliệt hơn nữa, tổ chức trao đổi, thảo luận kỹ, lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoahọc. Tiểu ban Văn kiện cũng sẽ chọn một số vấn đề mới, khó, phức tạp, ý kiếncòn khác nhau... để thảo luận thật kỹ, tạo sự thống nhất cao, sau đó trình BộChính trị, Trung ương, Đại hội Đảng các cấp thảo luận; trên cơ sở tiếp thu ý kiếncủa các cơ quan, ban, ngành, đia phương, kết quả tổng kết 30 năm đổi mới, bảo đảmđủ độ chín. Tổng Bí thư nhấn mạnh, cùng với công tác nhân sự, việc chuẩn bị vănkiện Đại hội XII có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm định hướng đúng đắn cho sựphát triển đi lên của đất nước trong giai đoạn tiếp theo./.
Theo Vietnam+