Gina Bisignano xuất hiện trong bộ dạng khác thường trong số những người gây bạo loạn ngày 6/1. Không nhiều người đến Đồi Capitol lại diện bốt Chanel,ủnghĩacựcđoancựchữuđangđedọatoàncầunhưthếnàkết quả celtic áo len Louis Vuitton và kính râm thời trang. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi từ một công dân thành kẻ nổi loạn của bà chủ Gina’s Eyelashes and Skincare ở Beverly Hills này là biểu tượng của liên minh chịu trách nhiệm về cuộc bạo động.
Chủ nghĩa cực đoan cực hữu đang trở thành mối đe dọa toàn cầu |
Sự thay đổi đáng sợ
Theo bài báo của Beverly Hills Courier, dựa trên các cuộc phỏng vấn với Bisignano, trước hồi năm 2016 không có gì đáng chú ý về niềm tin chính trị của người phụ nữ này ngoài sự phản đối quyết liệt đối với phá thai. Sau đó, bà ngày càng tỏ ra lo sợ rằng những kẻ ấu dâm đang kiểm soát chính phủ. Khi đại dịch Covid-19 bùng nổ, bà bắt đầu tham gia các cuộc biểu tình phản đối phong tỏa hàng tuần, và lớn tiếng ủng hộ Tổng thống Donald Trump.
Khi ông Trump thúc giục mọi người kéo đến Washington DC để phản đối chứng nhận kết quả cuộc bầu cử mà ông thất bại, bà lên mạng xã hội Twitter tuyên bố: "Tôi sẽ ở đó".
Tư duy âm mưu của Bisigano và sự ủng hộ ông Trump đến cùng chính là tiền đề để bà hành động như một người phát ngôn cho những tư tưởng nổi dậy của phe cực hữu. Khi tòa nhà Quốc hội Mỹ bị xâm nhập, bà giơ cao chiếc loa phóng thanh kêu gọi "những người ái quốc mạnh mẽ, tức giận hãy giúp đỡ" những người bên trong tòa nhà, tuyên bố: "Đây là năm 1776".
Câu chuyện của bà Bisignano dường như là của một người Mỹ duy nhất - sau tất cả, bà đã xông vào cơ quan lập pháp Mỹ với sự khích lệ của một Tổng thống Mỹ thất cử. Nhưng sức mạnh của phe cực hữu cũng đang lớn mạnh khắp toàn cầu. Theo một báo cáo của Liên Hợp Quốc, từ năm 2015 đến năm 2020, số lượng các cuộc tấn công cực hữu trên thế giới đã tăng gấp hơn 3 lần. Phe này đã củng cố đội ngũ bằng cách tuyển dụng những người ủng hộ các nhà dân túy cánh hữu và các nhà lý thuyết âm mưu, gần đây lại được hỗ trợ bởi sự bất mãn do Covid-19 gây ra và những nỗ lực kiểm soát đại dịch.
Hôm 22/2, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres mô tả chủ nghĩa khủng bố thượng tôn da trắng là "một mối nguy hiểm nghiêm trọng ngày càng lớn". Con đường khiến một nữ doanh nhân bình thường đi đến ý định lật đổ chính phủ đang ngày càng biết đến nhiều hơn trên khắp thế giới.
Trong 10 năm kể từ khi Anders Breivik lên kế hoạch tỉ mỉ và thực hiện vụ thảm sát lấy mạng hàng chục người ở Na Uy, chủ nghĩa cực đoan cánh hữu đã thực sự phát triển trên phạm vi toàn cầu. Các vấn đề gây lo ngại ở địa phương được nhào nặn cho hợp với các tường thuật trực tuyến xuyên quốc gia về việc loại bỏ chủng tộc da trắng sắp xảy đến. Bề tôi của những kẻ cực đoan gây ra những hành động tàn bạo lại được phong thánh và các biểu tượng cũng như tuyên ngôn của họ lan khắp các nền tảng như 8kun và Telegram để truyền cảm hứng cho những hành động tương tự.
Những kẻ cực đoan cực hữu, đoàn kết bởi tư tưởng nạn nhân của người da trắng, đi khắp nơi để tham gia các lễ hội âm nhạc và võ thuật tổng hợp, các cuộc tuần hành và trại huấn luyện. Ở Mỹ, đại dịch Covid-19 đã tiếp thêm sinh lực cho họ và khiến họ tiếp xúc với một lượng khán giả mới. Cuộc bạo loạn ở đồi Capitol cũng vậy.
Đối với người Mỹ, việc chứng kiến lá cờ chiến trận Liên minh miền Nam được kéo lên trong các sảnh của Đồi Capitol ngày 6/1 thực sự gây kinh hãi. Đối với người Đức, cảnh tượng này dường như đã quá quen thuộc. Vào ngày 29/8, hàng trăm người biểu tình đã tìm cách tràn vào Reichstag (Quốc hội). Họ bị cảnh sát chặn lại ở cửa, nhưng không phải trước khi Reichskriegsflcharge - lá cờ chiến đấu của Đế quốc Đức được lựa chọn bởi những người cánh hữu, từ "những người theo chủ nghĩa truyền thống" đến tân phát xít, được nhìn thấy tung bay phía trước ngôi nhà của nền dân chủ Đức thời hậu chiến.
Ngay sau khi Đồi Capitol của Mỹ bị xâm chiếm, những kẻ cuồng tín cực đoan Đức lại thi nhau kêu gọi xông vào Reichstag một lần nữa.
Những người nổi loạn cố chọc thủng hàng rào cảnh sát ở Đồi Capitol, Washington, ngày 6/1. Ảnh: AP |
Sự phát triển của những thuyết âm mưu
Hồi tháng 1, Facebook và Twitter đã loại bỏ một số tài khoản theo thuyết âm mưu và cực đoan, trong khi Parler - một bản sao Twitter được cánh hữu sử dụng - tạm thời biến mất. Điều này khiến góc mạng của những kẻ cực đoan ngập tràn "người tị nạn", những đối tượng mà họ vui mừng tiếp nhận và hy vọng sẽ cực đoan hóa.
Tầm nhìn của các nhà tổ chức mang tính toàn cầu, với các thông điệp đa ngôn ngữ chào đón những người mới tham gia "cuộc kháng chiến" và giải thích cách sử dụng Telegram ẩn danh, với một loạt danh sách các kênh cực đoan cho nhiều quốc gia và ngôn ngữ khác nhau.
Các cuộc biểu tình chống phong tỏa có thể sẽ tiếp tục góp phần thu hút các nhóm này lại với nhau, hợp nhất nhờ liên kết tư duy âm mưu. Nhóm người cố xông vào Quốc hội Đức hồi tháng 8/2020 đã tách khỏi một cuộc biểu tình chống phong tỏa quy mô lớn hơn gồm 38.000 người tham gia. Họ đến từ khắp châu Âu, vẫy các biểu ngữ phản đối vắc-xin và cờ liên quan QAnon — một thuyết âm mưu thay đổi hình dạng tập trung vào quan điểm ông Trump đang bảo vệ nước Mỹ khỏi giới tinh hoa ấu dâm ăn thịt đồng loại.
Ngày 8/1, người biểu tình tập trung tại Quảng trường Wenceslas ở Praha (Cộng hòa Czech) để lên án các biện pháp phong tỏa. Mặc dù ít người tham gia nhưng tầm nhìn hiển hiện cho thấy: các nhà hoạt động chống Roma và chống Hồi giáo đứng về phía những người vẫy cờ Trump. Một thanh niên đeo mặt nạ đầu lâu của tổ chức Atomwaffen - một nhóm khủng bố tân phát xít với nhiều tham vọng toàn cầu tin rằng, các hành động bạo lực cực đoan sẽ "đẩy nhanh" sự sụp đổ của trật tự chính trị hiện thời. Một số người biểu tình đeo những ngôi sao màu vàng của David với dòng chữ "chưa tiêm chủng" bằng tiếng Czech.
Các nhà nghiên cứu đã dành phần lớn năm 2020 cảnh báo rằng, khó khăn kinh tế cùng những hạn chế chính phủ do đại dịch gây ra sẽ tạo ra một lượng khán giả sẵn sàng lắng nghe những kẻ theo thuyết âm mưu và những kẻ cực đoan cực hữu. Cả hai nhóm này dành cả năm để truyền đạo, cả trên mạng và tại các cuộc biểu tình chống phong tỏa, nuôi dưỡng cảm giác bất bình và tung ra giải thích về khổ ải và vật tế thần.
Virus và sự lây lan của nó được đổ lỗi cho người Do Thái, người Trung Quốc hoặc người nhập cư, và các lệnh phong tỏa được thực thi lại càng tiếp sức cho sự dàn dựng của họ.
Nhóm cánh hữu đặc biệt triển khai các kỹ thuật đã mài dũa nhiều năm, thu hút sự tò mò bằng cách nêu quan điểm phổ biến về các vấn đề như nhập cư hoặc lạm dụng trẻ em, và sau đó đánh đồng chúng với quan điểm của mình, sử dụng các ý tưởng để xóa bỏ lo lắng về mức độ cực đoan thực sự của những quan điểm đó.
Ở Hungary, 45% người dân tin rằng giới tinh hoa đang khuyến khích nhập cư để làm suy yếu châu Âu, theo thăm dò do Yougov và Datapraxis thực hiện đại diện cho Hope not Hate - một tổ chức từ thiện chống chủ nghĩa cực đoan. Khoảng cách giữa điều này và "sự thay thế tuyệt vời", một thuyết âm mưu cánh hữu cho rằng người Do Thái đang đưa người nhập cư đến châu Âu với mục đích tiêu diệt chủng tộc da trắng, là đủ mỏng để bị khai thác hiệu quả.
Một quá trình tương tự hiện rõ trong cuộc bạo loạn ở đồi Capitol. Được giúp một phần không nhỏ bởi Tổng thống Donald Trump và những người bênh vực ông liên tục thúc đẩy các giới hạn của cái họ coi là quan điểm có thể chấp nhận được, đặc biệt là khái niệm một cuộc bầu cử "bị đánh cắp", lằn ranh giữa chủ nghĩa dân túy, các lý thuyết âm mưu và hệ tư tưởng cực hữu đã trở nên mờ nhạt. Những người ủng hộ MAGA (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại) kết hợp với những người theo chủ nghĩa thượng tôn da trắng, những người nhiệt thành chống chính phủ và những người theo QAnon. Tất cả tụ lại cùng nhau bởi tư duy âm mưu.
Những liên minh khác tương tự vậy đã hình thành. Ngay cả trước khi ông Trump lên nắm quyền, các đảng dân túy trên khắp thế giới đã thành công trong việc khai thác những bất bình, thường là hợp pháp nhưng sai hướng, của những người cảm thấy bị các chính trị gia bỏ quên.
Khi đại dịch xảy ra, một số đảng như Đảng Tự do của Áo và Liên đoàn Phương Bắc của Italia nói với những người ủng hộ của họ rằng người nhập cư chính là nguồn cơn.
Khi các lệnh phong tỏa được thực thi, những người theo chủ nghĩa dân túy khuyến khích các cuộc biểu tình phản đối chính sách của chính phủ. Đối với một số người, khuấy động những bất bình như vậy làm tăng sức mạnh cho việc từ chối quyền lực của chính phủ và khoa học, cũng như khát vọng tìm ra vật tế thần để đổ lỗi vì những quy định khắt khe được áp đặt do đại dịch.
Điều đó tạo ra mảnh đất màu mỡ cho âm mưu bén rễ. Sự trỗi dậy của QAnon chẳng hạn. Từng là một lý thuyết bên rìa hấp dẫn chủ yếu người Mỹ, trong thời kỳ đại dịch, nó đã lan rộng đến tận Nhật Bản, kết hợp với những lo lắng ở bất cứ nơi nào nó tiếp cận. Phiên bản của mỗi quốc gia có xu hướng đi theo những đường nét tương tự: một nhóm tác nhân bóng tối giật dây đằng sau hậu trường phải bị đánh bại. Một số người trên thế giới thậm chí tin rằng, ông Trump đang dẫn đầu một chiến dịch giải phóng chống lại một nhà nước ngầm xuyên quốc gia.
Với việc ông Trump phải về Mar-a-Lago, và Q - nhà tiên tri của phong trào giữ im lặng, những kêu gọi "tin tưởng vào kế hoạch" dường như trống rỗng. Các tín đồ có hai lựa chọn: nhận ra lý thuyết đó là vô nghĩa và bỏ đạo, hoặc xoắn bện những sự kiện mới thành một thế giới quan thậm chí còn cực đoan hơn.
Phong trào chống chính phủ "Các công dân có chủ quyền" khẳng định rằng, không có một tổng thống hợp pháp nào kể từ năm 1871. Họ quả quyết rằng, ngày 4/3 (ngày nhậm chức bắt buộc theo hiến pháp cho đến năm 1933), hệ thống này sẽ được khôi phục, và ông Donald Trump sẽ tuyên thệ nhậm chức tổng thống thứ 19, tiếp tục nơi Ulysses Grant đã rời đi. Đây có thể là một tưởng tượng hoang đường. Nhưng QAnon huyên thuyên về "các vụ hành quyết" và "chiếc giá treo cổ" có thể là một lý do khiến Lực lượng Vệ binh quốc gia được yêu cầu tiếp tục ở lại Washington đến giữa tháng 3.
Thanh Hảo(Theo Economist)
Tính đến ngày 7/1, 82 đối tượng liên quan đến các hành vi bạo loạn trên đồi Capitol đã bị bắt giữ.