Nguồn gốc Ngày của Cha
Nguồn gốc của ngày này xuất phát từ nước Mỹ. TheàycủaChavànhữngýnghĩabạnchưabiếbong da c2o đó, năm 1966, Tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson đã ấn định ngày Chủ Nhật thứ ba của tháng Sáu là Ngày của Cha.
Sáu năm sau, tổng thống Richard Nixon đã ký duyệt và công bố Ngày của Cha chính thức là ngày quốc lễ của nước này. Đến nay, Ngày của Cha đã được lan truyền khắp thế giới.
Ảnh: Nuheara.com |
Nhiều người cho rằng, Ngày của Cha được khởi xướng bởi một phụ nữ có tên Grace Golden Clayton ở Fairmount, bang Tây Virginia (Mỹ).
Theo đó, bà Grace là một trẻ mồ côi. Sau một tai nạn mỏ giết chết 362 người đàn ông địa phương khiến hơn 1.000 trẻ em trở thành trẻ mồ côi cha, bà Grace đã kêu gọi tổ chức lễ tôn vinh những người cha vào năm 1908.
Một số người khác lại nhận định, Ngày của Cha là do con gái của cựu binh Sonora Smart Dodd từ bang Arkansas, Mỹ đã kêu gọi chọn một ngày để tôn vinh những người cha.
Ý nghĩa Ngày của Cha
Ngày của Cha là dịp con cái thể hiện và bày tỏ tình yêu thương, lòng kính trọng với người cha của mình. Người con có thể mua quà hoặc bày tỏ tình yêu với đấng sinh thành bằng những lời nói tình cảm, những cái ôm thật chặt.
Với những người không còn cha, đây cũng là một dịp để họ tưởng nhớ công ơn người đã sinh thành, nuôi dưỡng mình. Từ đây, họ giáo dục con cái và các thế hệ sau sự kính trọng, biết ơn các thế hệ đi trước.
Tại Việt Nam, mặc dù Ngày của Cha chưa chính thức trở thành lễ kỷ niệm trên toàn quốc nhưng nhiều bạn trẻ đã hưởng ứng chào mừng. Nhiều người nghỉ phép về quê thăm gia đình.
Một số người con khác có thể tặng quà cho cha hay cùng nhau đi du lịch, đi uống cà phê… để tăng tình cảm cha con, đoàn kết gia đình.
Ông bố rời khỏi nhà, để hai đứa trẻ chơi cùng nhau với một hộp sơn. Khi ông quay lại và nhìn thấy điều này...