Năm 2024,ớptạitỉnhthànhNhiềutỉnhcôngbốmônthứvàocuốitháty so macarthur hơn 50 tỉnh thành chọn môn thứ 3 là tiếng Anh
Kỳ thi vào lớp 10 năm 2024 vừa qua, cả nước có 55/63 tỉnh thành tổ chức thi tuyển vào lớp 10.
Trong đó, một số tỉnh lựa chọn phương án thi 2 môn toán, văn bắt buộc và môn thứ 3 lựa chọn ngẫu nhiên. Long An, An Giang, Hải Dươnglà các địa phương thực hiện phương án này nhiều năm.
Đây cũng là phương án mà Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề xuất trong dự thảo Thông tư ban hành quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT.
Long An, Hải Dương công bố môn thứ 3 vào cuối tháng 3 trong khi An Giang công bố muộn hơn, trước khi kết thúc học kỳ II.
Riêng tại Long An, với những học sinh thi vào trường chuyên của tỉnh, nếu môn thi thứ 3 là tiếng Anh, thí sinh chỉ cần thi thêm 1 môn chuyên.
Tuy nhiên, nếu môn thi thứ 3 không phải tiếng Anh, các em phải thi đủ 3 môn của kỳ thi đại trà, đồng thời thi thêm tiếng Anh và 1 môn chuyên. Tổng số môn phải thi là 5.
Những năm từ 2020 trở về trước, môn thứ 3 được hai tỉnh này chọn luân phiên trong số các môn.
Tuy vậy, kể từ năm 2021 trở lại đây, môn thứ 3 được cả Long An, An Giang và Hải Dương lựa chọn là tiếng Anh.
Kỳ thi lớp 10 năm 2024, một số tỉnh từng tổ chức thi 4-5 môn cũng chọn giảm tải xuống 3 môn gồm: toán, ngữ văn, ngoại ngữ.
Vĩnh Phúcvà Ninh Bìnhnằm trong số này khi giảm số môn thi vào lớp 10 từ 5 xuống 3.
Những năm trước đó, học sinh Vĩnh Phúc và Ninh Bình phải thực hiện 3 bài thi gồm toán, văn và bài thi tổ hợp. Bài thi tổ hợp này lại gồm 3 hợp phần: tiếng Anh, khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Môn thi thành phần được lựa chọn luân phiên theo từng năm.
Thí sinh thi vào trường chuyên của tỉnh sẽ phải làm thêm 1 bài thi môn chuyên.
Phương án thi lớp 10 của Vĩnh Phúc và Ninh Bình từ năm 2023 trở về trước giống với phương án đề xuất quy chế thi mới của Bộ GD&ĐT.
Như vậy, trên thực tế, đã có những địa phương thực hiện các phương án mà Bộ GD&ĐT đề xuất trong các năm trước đây.
Song, năm vừa qua, đại đa số các tỉnh thành đã chọn giảm tải, giảm áp lực học và thi cho học sinh bằng việc đưa số môn thi về 3, không lựa chọn bốc thăm môn thi.
Hà Nội, Bắc Giangđều bỏ môn thi thứ 4. Quảng Bình, Hà Giang, Kiên Giang, Vĩnh Long chỉ thi 2 môn là toán và ngữ văn.
Các tỉnh còn lại thi 3 môn cố định gồm toán, ngữ văn, ngoại ngữ. Trong đó, môn ngoại ngữ phổ biến nhất là tiếng Anh.
Một số tỉnh thành cho phép học sinh tự chọn ngoại ngữ trong các thứ tiếng Anh, Trung, Pháp, Nhật, Đức, Hàn… như Hà Nội, TPHCM, Quảng Ninh, Hải Phòng, Nghệ An, Thừa Thiên Huế…
Đáng chú ý, trong 55 tỉnh thành tổ chức thi tuyển có 11 tỉnh thành kết hợp thi tuyển và xét học bạ.
8 tỉnh thành còn lại chỉ xét học bạ gồm: Quảng Nam, Cà Mau, Đắk Lắk, Đắk Nông, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Gia Lai và Lâm Đồng.
Nên để các địa phương chủ động môn thứ ba
Trong góp ý dự thảo gửi về Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Sơn La đồng ý với số lượng môn thi là 3 gồm toán, ngữ văn và môn thứ 3. Song, Sơn La đề xuất nên để các Sở GD&ĐT quyết định môn thứ 3 theo điều kiện của địa phương.
Tỉnh này dẫn chứng môn tin học và cho rằng điều kiện của tỉnh chưa cho phép tổ chức thi vào lớp 10 bằng môn này.
Cùng quan điểm, đại diện Sở GD&ĐT 1 tỉnh phía Bắc cũng bày tỏ mong muốn được giữ ổn định kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại địa phương với 3 môn toán, văn, ngoại ngữ.
"Môn toán đã bao gồm tư duy các môn khoa học tự nhiên, môn ngữ văn đã bao gồm tư duy ngôn ngữ và khoa học xã hội. Ngoại ngữ là kỹ năng bắt buộc cần trang bị cho học sinh để lĩnh hội tri thức toàn cầu và gia nhập thị trường lao động trong tương lai.
Nhiều địa phương đã từng tổ chức thi môn thứ 3 lựa chọn ngẫu nhiên song các năm gần đây đã điều chỉnh phương án, chọn môn thứ 3 là tiếng Anh.
Phương án 3 môn cố định này đảm bảo ổn định tâm lý học tập và thi cử cho học sinh, cũng như có mục tiêu rõ ràng là hướng đến đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học", vị lãnh đạo này cho hay.
Bên cạnh đề xuất được chủ động môn thứ ba, các tỉnh cũng góp ý ở một số nội dung khác trong dự thảo.
Sơn La đề xuất Bộ GD&ĐT giao cho các Sở chủ động ban hành quy định tổ chức kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT đảm bảo công bằng, nghiêm túc và phù hợp với thực tiễn tổ chức thi tại địa phương.
Ngoài ra, quy định xếp không quá 24 thí sinh trong một phòng thi sẽ gây khó khăn cho việc tổ chức các điểm thi của địa phương. Các thí sinh đăng ký vào một trường phải chia thành hai điểm thi khác nhau, phát sinh nhiều chi phí và các vấn đề khác đối với những tỉnh có địa hình cách trở như tỉnh Sơn La.
Sơn La cũng có ý kiến về quy định công bố điểm chuẩn đồng thời với công bố điểm thi.
Tỉnh này cho rằng, do có các trường chuyên biệt cùng tham gia thi, dùng chung kết quả thi để xét tuyển, nên cần xét tuyển tuyến tính lần lượt từ các trường chuyên biệt trước sau đó mới xét đến các trường phổ thông.
Bên cạnh đó, để xác định điểm chuẩn cần xác định chính xác đối tượng ưu tiên, nguyện vọng xét tuyển...