"Vé tháng ba chặng TP HCM - Hà Nội năm ngoái tôi mua gần 2 triệu đồng khứ hồi mà năm nay đã tăng lên thành 3,ơhộichođườngsắtkhivémáybayvềquêgầntriệuđồkết quả u186 triệu đồng. Đó là tôi còn mua trước một tháng rưỡi. Rõ ràng, giá vé máy bay đã và đang tăng khủng khiếp".
Đó là chia sẻ của độc giả Icewlinkvề giá vé máy bay nội địa trong bối cảnh ngày càng đắt đỏ và khan hiếm. Giải thích về việc này, lãnh đạo một hãng hàng không trong nước khẳng định không phải vì thua lỗ sau đại dịch mà bán vé giá cao để bù đắp lại. Thay vào đó, các hãng hàng không đã phải đối mặt với mọi chi phí đầu vào tăng vọt, trong khi đó, vé máy bay nội địa lại bị khống chế bởi giá trần. Cùng với đó, đứt gãy chuỗi cung ứng, thiếu hụt máy bay trên toàn cầu cũng khiến giá thuê một tàu bay thân hẹp tăng mạnh.
Nói về giải pháp để kìm giá vé máy bay, bạn đọc Văn Ngọc Trầnnêu quan điểm: "Phát triển đường sắt tốc độ cao có thể là lời giải cho bài toán hạ giá vé máy bay. Vé tàu cao tốc có thể không rẻ hơn nhiều so với vé máy bay, nhưng bù lại, đường sắt rất ít bị delay; thời gian check-in, ckeck-out nhanh chóng; số lượng nhà ga lại nhiều hơn, thuận lợi cho việc đi lại của người dân các tỉnh. Nếu đi quãng đường khoảng 500-700 km (tốc độ tàu khoảng 300 km/h) thì tôi tin đi tàu sẽ nhanh hơn máy bay. Hơn nữa, khi có đường sắt cao tốc, lượng khách sẽ được chia sẻ, giảm bớt áp lực quá tải cho hàng không. Lúc đó, chắc chắn giá vé máy bay tự khắc sẽ giảm".
>> 'Giá vé máy bay đi Phú Quốc đắt vô lý'
Từ 1/3, trần giá vé máy bay nội địa trên phần lớn chặng bay tăng thêm khoảng 5%. Trong đó, mức cao nhất cho hành trình dài trên 1.280 km như Hà Nội - Phú Quốc là 4 triệu đồng. Các đường bay từ Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa đi TP HCM tuần cuối tháng 2, nhiều chặng vẫn trong tình trạng hết vé từ nay đến Chủ nhật. Chặng Hà Nội - TP HCM ngày 1/3 chỉ còn vé hạng thương gia trên 7 triệu đồng, ngày 2/3 vẫn có vé hạng phổ thông nhưng giá thấp nhất từ 3,1 triệu đồng bay giờ đêm.
Độc giả Hanguyennhấn mạnh: "Nếu nước ta cũng có đường cao tốc và đường sắt cao tốc đạt chuẩn như các nước phát triển thì ngành hàng không nội địa sẽ phải đối mặt với nguy cơ ế khách như tại Đức. Vì đi máy bay thủ tục rườm rà, sân bay xa khu dân cư, giá vé lại cao nên người dân sẽ ưu tiên sử dụng các phương tiện khác để di chuyển. Ở Đức, với khoảng cách 600 km, nếu đi tàu sẽ chỉ mất ba tiếng, ngang với máy bay. Thậm chí đi tàu còn nhanh hơn do thời gian phải có mặt ở sân bay trước giờ bay là hơn một tiếng, cộng thêm thời gian chờ lấy hành lý cả tiếng nữa và quãng đường về nhà cũng xa hơn".
"Mong nhà nước sớm đầu tư hạ tầng đường bộ cao tốc, khẩn trương cải tiến hệ thống đường sắt (tăng chuyến và tốc độ), đặc biệt là triển khai hệ thống đường sắt tốc độ cao theo từng giai đoạn. Có như vậy, người dân mới có nhiều sự lựa chọn để di chuyển. Đó sẽ là tiền đề để phát triển ngành dịch vụ vận chuyển một cách bền vững và gián tiếp hạ giá vé máy bay", độc giả Le van Hoangkết lại.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.