Thời gian qua,ộGiáodụcnóivềchínhsáchtiềnlươngcủagiáoviênmầtỷ số hôm nay nhiều độc giả tiếp tục phản hồi về việc giáo viên mầm non có bằng đại học, nhưng vẫn chỉ được hưởng lương theo hệ trung cấp cũng như các chế độ, chính sách cho giáo viên mầm non trong thời gian tới.
Chị T.H, một giáo viên công tác tại huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ cho hay chị được tuyển vào biên chế từ năm 2012. Đến năm 2013, chị có bằng đại học, nhưng đến giờ đã hơn chục năm rồi vẫn không được hưởng lương theo bằng đại học.
Kể về quyết định học đại học, chị H cho hay đi học lên không phải vì chức vụ, danh lợi mà đơn giản là hi vọng được nâng lương trang trải cho cuộc sống.
“Trong khi công việc nhiều áp lực, lương thấp nhiều lúc nghĩ cũng thấy nản”, chị H. nói.
Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
Cũng giống như chị H, cô giáo P.T (giáo viên một trường mầm non ở TP Hải Dương) tốt nghiệp hệ trung cấp của Trường CĐ Sư phạm Hải Dương, đi làm từ năm 2012 và vào biên chế từ năm 2014. Sau đó, dù học thêm để lấy bằng tốt nghiệp đại học, cô T vẫn hưởng mức lương của giáo viên hạng IV, theo hệ trung cấp.
“Chúng tôi chỉ mong được lãnh lương đúng với bằng cấp của mình” - chị T nói.
“Lương thấp, áp lực công việc và từ chính các phụ huynh. Nếu phải trực thì sáng 6h30 đã có mặt đón trẻ, 17h về. Đi làm một ngày gần 12 tiếng, rất cực. Dù yêu nghề đến đâu nhưng vì cơm áo gạo tiền rồi nhiều người cũng sẽ tìm một công việc với mức lương phù hợp, môi trường làm việc thoải mái hơn”, một giáo viên trẻ chia sẻ.
Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
Vì sao có bằng Đại học vẫn hưởng lương Trung cấp, Cao đẳng?
Về việc giáo viên mầm non có bằng đại học vẫn nhận lương trung cấp, ông Đặng Văn Bình, Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo (Bộ GD-ĐT) cho hay: Trước đây, quy định yêu cầu vị trí việc làm chỉ cần trình độ trung cấp nên kể cả giáo viên có trình độ học vấn cao hơn thì cũng chỉ là mong muốn thăng tiến nghề nghiệp chứ không hẳn là đòi hỏi tuyển dụng.
Tuy nhiên, sau khi Luật Giáo dục (2019 )có hiệu lực, đã có thay đổi về chuẩn trình độ đào tạo đối với giáo viên mầm non (từ trung cấp lên cao đẳng). Vì vậy, Bộ GD - ĐT đang xin ý kiến về dự thảo Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương giáo viên mầm non công lập, trong đó có việc xếp lương theo trình độ đào tạo.
"Theo đó, việc xếp lương theo bằng cao đẳng sẽ khắc phục việc giáo viên mầm non có bằng cao đẳng, đại học mà xếp lương trung cấp (hệ số lương khởi điểm 1,86) như lâu nay” – ông Bình nói.
Theo dự thảo Thông tư này, lương giáo viên mầm non công lập, giáo viên đạt trình độ chuẩn thì thấp nhất cũng được xếp hạng III với mức lương khởi điểm từ 2,10; hạng II có mức lương khởi điểm là 2,34 và hạng I có mức lương khởi điểm là 4,0.
Ngoài ra, dự thảo đã điều chỉnh, bổ sung các tiêu chuẩn về nhiệm vụ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên mầm non. Cùng đó, điều chỉnh các tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng theo quy định tại Điều 72 Luật Giáo dục (2019).
Ông Bình nhấn mạnh dự thảo thông tư không quy định tiêu chuẩn về trình độ ngoại ngữ đối với giáo viên mầm non hạng IV và III.
Đồng thời, Bộ cũng đề xuất trường hợp giáo viên đã có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp theo các Thông tư liên tịch hiện hành thì được công nhận là chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên ở hạng tương ứng.
Theo Thông tư liên tịch số 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 14/9/2015 của Bộ GD-ĐT và Bộ Nội vụ (quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non), vẫn có các mức hạng giáo viên tương ứng với trình độ đào tạo cao đẳng, đại học. Đã có cơ sở để xét lên hạng, tại sao giáo viên khó đạt được? Ông Bình cho hay, kể cả với dự thảo thông tư mới, không phải giáo viên mới ra trường có trình độ đại học là sẽ được xếp ngay hạng II (mức lương khởi điểm 2,34). “Các giáo viên mới ra trường vẫn phải hoàn thành thời gian tập sự và hết thời gian này vẫn bổ nhiệm vào hạng thấp nhất là hạng III. Sau một thời gian công tác, kết hợp một số tiêu chuẩn khác như danh hiệu, năng lực nghề nghiệp,... nếu đáp ứng hạng cao hơn thì mới được chuyển lên hạng cao hơn". Dự thảo thông tư mới sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các giáo viên mới ra trường về tiền lương và khả năng đạt các tiêu chí. Tuy nhiên, việc thăng hạng cho giáo viên do từng địa phương tổ chức theo Nghị định 161 của Chính phủ về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức. “Phân cấp cho địa phương nên trách nhiệm thuộc UBND tỉnh. Hiện, một số địa phương có thể làm chậm, làm ít do điều kiện và tùy vào tình hình thực tiễn. Song về phía các giáo viên, cũng cần xem lại kỹ ở thời điểm xét thăng hạng thì mình đã đủ các điều kiện hay chưa”, ông Bình nói. |
Đông Hà
Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực từ ngày 1/7/2020 đã bỏ phụ cấp thâm niên nghề ra khỏi các chế độ dành cho giáo viên. Trong khi chính sách tiền lương mới chưa được áp dụng, nhiều giáo viên lo lắng thu nhập bị giảm sút.