30 năm qua,âmchèdìGáinổitiếngbấtđắcdĩgiáđồngchỉbántronggiờsố liệu thống kê về serie b mâm chè, bánh của dì Gái (hẻm 211 Hoàng Hoa Thám, quận Phú Nhuận, TP.HCM) vẫn nườm nượp khách dù không có biển hiệu. Mâm hàng này còn thu hút thực khách bởi những câu chuyện thắm ân tình của người Sài Gòn.
"Tăng giá thì kỳ lắm!"
Ly chè 5.000 đồng của dì Gái là sự hòa quyện giữa vị ngọt thanh và vị beo béo, mằn mặn, thơm ngon của nước cốt dừa đặc sệt.
Tôi hỏi dì Gái sao bán nhiều năm mà không thay đổi giá, dì trả lời: “Mình lấy công làm lời là chủ yếu. Lâu nay dì bán quen 5.000 đồng, tăng giá thì kỳ lắm. Thấy người ta ăn ngon, nhớ mà ghé đến quán là dì vui rồi”.
Dì Gái làm không ngơi tay để kịp bán cho khách. Ảnh: Quy Quy |
Mỗi ngày dì Gái nấu một món chè khác nhau để khách không bị ngán. Thực đơn cả tuần của bà chủ quán này rất đặc biệt. Các món chè đậu, chuối xào dừa, chè trôi nước, đỗ đen... được bán luân phiên trong tuần.
Thấy nhiều khách muốn ăn vặt thêm nên dì Gái còn bán các món mặn như bánh bèo, bánh khọt, bánh đúc… Bán thêm nhưng bánh bèo, bánh khọt lại là món ăn 'gây nghiện' của quán.
Dù là bán món gì, người phụ nữ này vẫn luôn tâm niệm làm sao để nhiều người có thể thưởng thức nên thực đơn món mặn cũng đa dạng không kém gì món ngọt. Thứ 2, thứ 5 là món bánh khọt, mấy ngày còn lại quán bán bánh bèo, bánh đúc. Ngày rằm, mùng một dì bán đồ chay.
Thứ 3, quán dì Gái phục vụ món chè đậu xanh. Ảnh: Quy Quy |
Bà Nguyễn Thị Mỹ Ngân (45 tuổi) chia sẻ: “Món bún xào chay, bánh khọt, bánh bèo vừa rẻ vừa ngon. Tôi ăn ở đây từ những ngày mới hai mươi tuổi. Bà Gái vui vẻ lắm nên ngoài được ăn ngon tôi còn có thể tâm tình đôi ba chuyện”.
Điểm đặc biệt là quán của dì Gái bán "hết veo" chỉ trong vòng 1 tiếng. Khách đến ăn muốn xin thêm chút nước mắm, chút nước cốt dừa, đậu phụng… có thể lấy tùy ý.
Bún xào chay ngày Rằm cũng rất được yêu chuộng. Ảnh: Quy Quy |
Ai quên tiền đều cho nợ
Bán suốt 30 năm, không biển hiệu nhưng “tiếng lành đồn xa” nên ngày càng có nhiều người biết đến quán của dì Gái. Nhiều người đi ăn về thấy ngon quá, chia sẻ lên mạng xã hội khiến dì nổi tiếng “bất đắc dĩ”.
Ngoài vị ngon và giá cả bình dân, bí quyết hút khách của quán có lẽ nằm ở sự duyên dáng của bà chủ. Dì Gái nói chuyện rất có duyên, chiều khách.
Từ người già đến trẻ nhỏ đưa bao nhiêu tiền dì cũng vui vẻ bán. Có lẽ vì thế lúc quán đông nhiều người hàng xóm đến ăn cũng phụ giúp chủ quán bán cho nhanh.
Bà Nguyễn Thị Mỹ Ngân (áo xanh) hầu như ngày nào cũng ra ăn. Ảnh: Quy Quy |
Dì Gái tiết lộ quán không biển hiệu nhưng không sợ mất khách vì: “Nhiều người họ đi nước ngoài mười mấy năm mà vẫn nhớ quán này. Nếu ai không nhớ địa chỉ chính xác, vô hẻm này hỏi dì Gái là ai cũng biết”.
Nói là quán cho sang chứ thật ra mâm chè, bánh của dì chỉ gồm vài cái bàn, bộ ghế nhưng lại ấm áp những câu chuyện làng, chuyện xóm của người Sài Gòn.
Ông Dũng (68 tuổi, quận Bình Thạnh) nói: “Nhà tôi hồi xưa gần đây, giờ đi xa vẫn quay về để ăn chè, bánh. Đi ăn ở đây tôi còn trò chuyện với mọi người vì ăn quen thành ra biết hết mặt nhau”.
Mâm chè, bánh của dì Gái bán hết veo trong vòng 1 tiếng. Ảnh: Quy Quy |
Có mấy bà hàng xóm, chiều nào cũng sang ăn. Không khí cả xóm nhỏ rôm rả hẳn lên bởi những mảnh chuyện vui mà mỗi người tới ăn mang theo.
Bán suốt 30 năm, cũng có những vị khách đến ăn nhưng quên mang theo tiền. Dù không thân quen nhưng biết họ vào thế “bí”, dì Gái vô tư nói: “Giờ họ lỡ thiếu hay quên mang tiền thì cho thiếu luôn chứ sao giờ. Ai nhớ thì tới trả, người ta không trả thì thôi”.
Lời nói tưởng bông đùa của dì Gái nhưng lại là sự thật suốt 30 năm qua, khiến những vị khách có mặt đều cảm thấy ấm lòng. Cái nắng chiều hôm ấy cũng bớt oi bức hơn bởi sự ấm áp chân tình của người Sài Gòn.
Vợ của Q đã bỏ chạy khỏi giường tân hôn cùng những tiếng la hét. Q phải lao ra giữ vợ. Lúc ôm được vợ vào lòng, anh mới phát hiện...