Phát huy mô hình hiệu quả
Đến tham quan mô hình trồng hoa lan của anh Ngô Thanh Tùng,ộinôngdânhuyệnBàuBàngChủđộngtrongcôngtácthammưuphốihợkèo nhà cái m88 xã Long Nguyên, nhiều người không khỏi trầm trồ trước quy mô đầu tư, cũng như triển vọng phát triển của mô hình nông nghiệp này. Từ sở thích yêu hoa lan, anh Tùng đã đi đến quyết định đầu tư sản xuất lan thương phẩm để tăng thu nhập cho gia đình. Tuy vậy, anh Tùng thừa nhận, từ đam mê đến thực tế sản xuất là một khoảng cách đầy khó khăn mà nếu chỉ dựa vào nội lực là không đủ. Từ 1.000 chậu lan Dendrobium ban đầu, đến nay anh đã sở hữu hàng ngàn m2 diện tích trồng lan.
Anh Tùng cho biết thời gian qua đầu ra của sản phẩm tương đối ổn định với thị trường ngày càng được mở rộng. Hiện nay, với hơn 5.000m2 trồng lan, sau khi trừ chi phí mỗi năm anh thu về không dưới 300 triệu đồng. Với sự am tường về kỹ thuật và đầu ra ổn định, anh Tùng tiếp tục mua và mở rộng thêm 5.000m2 với các giống lan mới lạ có nguồn từ các nước Đông Nam Á. Hiện, anh đang được Hội Nông dân huyện hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn vay theo quy định để đầu tư mở rộng sản xuất.
Cán bộ, hội viên nông dân tham quan mô hình nuôi thỏ của chị Trương Thị Mỹ Hạnh, xã Long Nguyên
Nhờ sự sâu sát của cấp ủy, chính quyền địa phương cũng như sự hỗ trợ của các cấp hội, nhiều hội viên nông dân ở huyện Bàu Bàng đã tích cực ứng dụng các mô hình sản xuất nông nghiệp mới, hiệu quả. Ở xã Long Nguyên, ngoài mô hình trồng lan của anh Ngô Thanh Tùng còn có mô hình nuôi thỏ của chị Trương Thị Mỹ Hạnh. Hiện chị Hạnh có 2 trại (2.000 con) trên diện tích gần 400m2. Sau thời gian đầu tư, đến nay mô hình nuôi thỏ mang lại thu nhập cho chị Hạnh hàng tháng 50 triệu đồng sau khi đã trừ chi phí. Ngoài ra, mô hình trang trại tổng hợp của anh Nguyễn Hữu Lợi, xã Trừ Văn Thố hay mô hình hợp tác xã trồng tre lấy măng ở xã Cây Trường II, trang trại bưởi Mai Quốc Thái, mô hình sầu riêng đều mang lại hiệu quả kinh tế cao...
Sâu sát cơ sở để giúp nông dân
Theo Hội Nông dân huyện Bàu Bàng, một trong những điểm nhấn trong hoạt động của hội nhiệm kỳ 2018-2023 là việc tham mưu tổ chức thăm, khảo sát các mô hình nông nghiệp của huyện nhằm kịp thời nắm bắt tình hình, qua đó hỗ trợ giải quyết những khó khăn, vướng mắc để nông dân phát triển SXKD. Ông Huỳnh Văn Lâm, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Bàu Bàng, cho biết thời gian qua lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, MTTQ huyện đã thường xuyên đến thăm các mô hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn nhằm kịp thời động viên, cũng như thấu hiểu những khó khăn, vướng mắc, từ đó tháo gỡ và định hướng phát triển SXKD, đầu tư các mô hình nông nghiệp tại địa phương.
Việc tham mưu, phối hợp của các cấp Hội Nông dân huyện thời gian qua đã mang lại nhiều kết quả nổi bật, giúp nông dân kịp thời nắm bắt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đồng thời tiếp cận các nguồn vốn vay SXKD, tiếp cận khoa học công nghệ, ứng dụng chuyển đổi số và hoạt động thương mại điện tử. Đó chính là nền tảng và tiền đề để nông dân huyện Bàu Bàng tiếp tục có những đột phá, góp phần phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời thực hiện thắng lợi Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 (khóa X) về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Bàu Bàng lần thứ XII và các chương trình hành động của Huyện ủy, UBND huyện về đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới.
Thời gian qua, Hội Nông dân huyện Bàu Bàng đã phối hợp với các ngân hàng, tổ chức tín dụng, Quỹ hỗ trợ nông dân… để giúp hội viên nông dân tiếp cận các nguồn vốn vay phát triển sản xuất. Bên cạnh đó, hội còn phối hợp với Bưu điện huyện thực hiện chuyển đổi số, triển khai hoạt động thương mại điện tử; phối hợp với các phòng, ban, ngành chuyên môn trong chuyển giao khoa học kỹ thuật, cây con giống mới, vật tư nông nghiệp. Mặt khác, hội cũng thường xuyên phối hợp với Hội Nông dân tỉnh tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cũng như nghị quyết đại hội nông dân các cấp cho hội viên nông dân trong huyện.