Ngay sau khi đến San Francisco,ủtướngPhạmMinhChínhchiasẻvớikiềubàotạket qua bong da toi nay tối 17/9 (giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chínhdành thời gian gặp mặt bà con kiều bào.
GS Phan Mẫn bày tỏ vui mừng trước sự phát triển trong quan hệ Việt - Mỹ. Hai quốc gia, hai dân tộc, hai văn hóa và hai chủ nghĩa khá xa lạ nhưng chịu ngồi lại với nhau, xích lại gần nhau để trở thành đối tác.
Ông mong muốn cộng đồng người Việt Nam dù ở đâu cũng xích lại gần nhau để hướng đến một đất nước Việt Nam giàu mạnh hơn, phồn thịnh hơn, văn minh hơn.
"Từ lâu tôi luôn thấm thía với một câu tuyên bố của Nhà nước: Kiều bào ở nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời với quê hương, với dân tộc, đất nước Việt Nam. Làm sao cụ thể hóa câu nói này, chính sách nào, hoạt động gì của Chính phủ có thể cho đồng bào ở Mỹ chiêm nghiệm được câu nói đầy tình nghĩa này", ông gửi gắm đến Thủ tướng.
GS Phan Mẫn mong Chính phủ luôn quan tâm đến nguyện vọng những tài năng ở nước ngoài mong muốn đóng góp cho một Việt Nam giàu mạnh.
Là người sáng lập công ty công nghệ ở Mỹ, TS Hùng Trần bày tỏ vui mừng khi quan hệ Việt - Mỹ được nâng lên thành đối tác chiến lược toàn diện. Điều đó tạo nhiều cơ hội để Việt Nam tận dụng xây dựng các giải pháp công nghệ để phát triển kinh tế số.
Câu hỏi đặt ra là làm sao tận dụng được cơ hội như vậy. Theo ông Hùng, mấu chốt là phải xây dựng nguồn nhân lực công nghệ chất lượng cao mà Việt Nam đang thiếu. Người Việt rất giỏi, và những người trẻ ở Thung lũng Silicon đều sẵn sàng chung tay đào tạo đội ngũ nhân lực công nghệ chất lượng cao để giúp Việt Nam tận dụng cơ hội mà mối quan hệ Việt - Mỹ mang lại.
Hiện nay các trường đại học của Việt Nam đào tạo 50.000 kỹ sư công nghệ nhưng chỉ có 12%, tức 6.000 người làm được những công việc tương đương với kỹ sư Mỹ. Vì vậy cần nâng cao đào tạo nguồn lực này.
Chị Tô Diệu Liên (Chủ tịch hội thanh niên - sinh viên Việt Nam tại Mỹ) cũng kiến nghị có cơ chế hội tụ nhân tài Việt Nam tại Mỹ để những người có tâm huyết, chuyên môn đóng góp cho đất nước.
Mỹ tôn trọng thể chế chính trị của chúng ta
Thủ tướng bày tỏ vui mừng được gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại San Francisco và những vùng lân cận, mặc dù ở xa nhưng vẫn dành thời gian gặp gỡ đoàn.
Điểm lại quan hệ Việt - Mỹ thời gian qua, Thủ tướng nhấn mạnh, ý nghĩa quan trọng của việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Joe Biden tuyên bố nâng cấp quan hệ Việt – Mỹ lên “Đối tác chiến lược toàn diện”.
Thủ tướng cho biết, Việt Nam đã hoàn tất là đối tác chiến lược với tất cả 5 nước Thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc.
“Với Việt Nam và Mỹ có đặc điểm rất riêng, rất đặc biệt. Chúng ta phấn đấu từ chỗ chấm dứt chiến tranh đến bình thường hóa, chấm dứt hận thù, rồi đến đối tác chiến lược toàn diện là cả một quá trình, trong đó có đóng góp của bà con kiều bào”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng nhắc lại lời Tổng thống Mỹ Joe Biden đánh giá “cộng đồng người Việt Nam là một cộng đồng thành công, sáng tạo, có nhiều đóng góp tích cực cho quan hệ hai nước, là cộng đồng phát triển rất nhanh”.
Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam bày tỏ tự hào về việc thúc đẩy quan hệ Việt - Mỹ có sự đóng góp của bà con kiều bào trong suốt mấy chục năm qua để “gác lại quá khứ, hướng tới tương lai”, thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện như hôm nay.
Điều đó cho thấy tầm vóc, vai trò của Việt Nam trên thế giới, vị trí quan trọng của Việt Nam trong mối bang giao của Mỹ với các nước trên thế giới.
Thủ tướng nhắc lại trong tuyên bố chung nói rất rõ, “Mỹ tôn trọng thể chế chính trị của chúng ta”. Vì vậy Tổng thống Mỹ đã nhận lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến thăm Việt Nam và Tổng Bí thư đã trực tiếp đón, hội đàm với Tổng thống Mỹ tại Văn phòng Trung ương Đảng.
“Một Tổng Bí thư Đảng Cộng sản đón một Tổng thống Mỹ, một nền kinh tế số một thế giới, một cường quốc thế giới và ra tuyên bố chung để thấy sự tôn trọng của Mỹ với thể chế của chúng ta”, Thủ tướng một lần nữa nhấn mạnh.
Ngoài ra, Thủ tướng cũng cho hay, Mỹ ủng hộ Việt Nam “mạnh, độc lập, tự cường và thịnh vượng”. Trước đây chỉ có “mạnh, độc lập và thịnh vượng”, bây giờ thêm 2 từ “tự cường”. Điều đó cho thấy chúng ta phải tự cường đi lên từ bàn tay, khối óc của mình.
Thủ tướng cho biết, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hiện nay có khoảng 6 triệu người ở 130 quốc gia nhưng riêng Mỹ là 2,2 triệu người; riêng bờ Tây số người Việt lên đến hơn 1 triệu người, trong đó tại San Francisco có 700 nghìn người. Trong 6 triệu người thì có 10% là trí thức, nhà khoa học.
Theo người đứng đầu Chính phủ Việt Nam, kim ngạch hai chiều Việt Nam - Mỹ đạt hơn 123 tỷ USD vào năm 2022, đưa đất nước ta trở thành đối tác thương mại thứ 7 của Mỹ…, quan hệ hai nước càng ngày càng tốt lên.
“Quan hệ Việt – Mỹ là hình mẫu trong quan hệ quốc tế đi từ hận thù, từ chiến tranh đến một đối tác chiến lược toàn diện trong thời gian rất ngắn. Đây là nỗ lực của hai bên”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Tiếp tục “đoàn kết để thành công”
Điểm lại tình hình kinh tế xã hội trong nước, Thủ tướng cho biết trong bối cảnh vừa qua, Việt Nam tự mình vươn lên. Năm 2022 tăng trưởng trên 8%, lạm phát 3%...
Mặc dù năm nay khó khăn hơn nhưng tình hình đang tốt lên, tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau tốt hơn quý trước.
Thủ tướng bày tỏ tự hào về cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, là một bộ phận không thể thiếu của dân tộc Việt Nam. Người Việt Nam đi đâu cũng tự hào, đi đâu cũng thành công và mỗi năm đều thành công hơn trước.
Người đứng đầu Chính phủ mong bà con kiều bào tiếp tục “đoàn kết để thành công”, nhất là sau khi nâng cấp quan hệ 2 nước thành đối tác chiến lược toàn diện sẽ mở ra nhiều cơ hội trong hợp tác thương mại, đầu tư.
Thủ tướng tin sau khi nâng cấp quan hệ, đầu tư của Mỹ vào Việt Nam sẽ nhiều hơn, quan hệ thương mại hai nước sẽ phát triển hơn.
Cuối buổi gặp mặt, Thủ tướng mời bà con kiều bào cùng thưởng thức chương trình nghệ thuật mang đậm bản sắc “cây nhà lá vườn” từ quê nhà Việt Nam.