"Đã có nhiều so sánh giá vé máy bay giữa Việt Nam với các nước phát triển. Ở Mỹ,émáybaytới TPHCMtriệuđồnggiađìnhtôiđidulịchThábóng đá cúp c2 hôm nay khi chuyến bay cùng thời gian bay như chặng Hà Nội - TP HCM nhưng giá vé chỉ khoảng 14 USD. Trong khi đó, mức giá vé máy bay ở Việt Nam là 140 USD. Phải chăng các hãng hàng không không thể giảm giá hay không muốn giảm giá?
Tôi cũng vừa hủy kế hoạch cho gia đình sáu người ở Hà Nội đi du lịch tới TP HCM khi mà nguyên tiền vé máy bay đã tốn hết 30 triệu đồng. Trong khi đó, gia đình tôi chuyển qua đặt tour đi Thái Lan trọn gói cũng chỉ hết khoảng 35 triệu đồng.
Đó là chia sẻ của độc giả Nguyengiathieuxung quanh tình trạng giá vé máy bay nhiều chặng trong nước tăng cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành du lịch. Giá đắt, nhiều người lựa chọn phương án khác như du lịch gần bằng xe cá nhân, hoặc chuyển sang du lịch nước ngoài, khiến cả ngành du lịch và hàng không trong nước đều gặp khó khăn.
Cũng lựa chọn đi du lịch nước ngoài thay vì chịu cảnh giá vé máy bay trong nước tăng cao, bạn đọc Khdangbình luận: "Giá vé máy bay du lịch nước ngoài giờ có thể thấp hoặc chỉ nhỉnh hơn một chút xíu so với giá vé trong nước, nên những ai muốn khám phá nền văn hóa quốc gia khác sẽ muốn đi nước ngoài khi các quốc gia khác đều đang kích cầu du lịch với nhiều chính sách ưu đãi hơn.
Sau khi đi gần hết các điểm du lịch ở Việt Nam, giờ tôi cũng chuyển hướng sang du lịch nước ngoài. Từ giá vé máy bay, khách sạn, chi phí tham quan cũng không đắt hơn Việt Nam là mấy, thậm chí còn có thể rẻ hơn nếu muốn đi kiểu tiết kiệm. Lúc tham khảo giá vé máy bay đi Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Australia, Singapore, Thái Lan... tôi cũng bất ngờ với giá ưu đãi. Ai đi mùa thấp điểm thì giá còn có thể rẻ hơn cả bay trong nước".
>> 'Giá vé máy bay đi Phú Quốc đắt vô lý'
Lý giải về nguyên nhân khiến giá vé máy bay trong nước ở mức cao, các chuyên gia trong ngành hàng không cho rằng không thể chỉ đổ lỗi cho họ do các hãng phải bù đắp chi phí "lệch đầu" (chiều đi tăng cao nhưng chiều về không có khách). Cộng thêm hạn chế về nguồn lực và giới hạn hạ tầng ở một số sân bay khiến các hãng hàng không không kịp đáp ứng nhu cầu bay tăng cao trong các đợt cao điểm.
Ngoài những lý do như trên, độc giả Nguyen Giangcho rằng vấn đề còn nằm ở việc thị trường hàng không nội địa thiếu tính cạnh tranh: "Không chỉ ngày lễ, mà ngày thường các chuyến bay nội địa cũng có giá vé rất cao nếu so cùng quãng đường bay quốc tế, cụ thể là các chuyến nội địa tại Thái Lan (nơi có quy mô dân số và địa lý khá tương đồng với Việt Nam). Tôi cho rằng các chuyến bay nội địa đang quá ít hãng cạnh tranh trong thị trường lớn và tiềm năng".
Đồng quan điểm, bạn đọc Nguyen Tuanbổ sung thêm: "Việc thị trường nội địa có quá ít hãng cạnh tranh cũng đẩy giá vé máy bay tăng cao, mà người dân chỉ còn cách chịu đựng chứ không làm gì được. Nếu có thể, xin hãy tạo cơ chế để các hãng hàng không giá rẻ của nước ngoài tham gia vào thị trường trong nước. Tù đó, việc đi lại và du lịch của người dân cũng sẽ được thúc đẩy nhiều hơn".
Trong khi đó, kêu gọi sự phối kết hợp của hàng không và du lịch để tạo nên sức mạnh thu hút khách du lịch trong nước, độc giả Luannguyennhận định: "Hàng không và du lịch cứ mạnh ai nấy làm thì tôi tin các điểm đến du lịch của Việt Nam sẽ còn vắng như bóng du khách Việt. Muốn khách đến thì ngành du lịch địa phương phải kết hợp với ngành hàng không để tính toán tối ưu hóa tỷ lệ lợi nhuận để lôi kéo du khách. Giá vé máy bay quá cao thì dù du lịch có rẻ bèo cũng không ai đến. Kiều này người ta sẽ đổ xô đi nước ngoài vì giá còn rẻ hơn trong nước".
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.