- Ngày 29/11,ỹthuậtviênViệtNamthiếukỹnăngnhiềunhấxếp hạng bóng đá fifa Ngân hàng Thế giới đã công bố báo cáo có tựađề "Phát triển kỹ năng: Chuẩn bị lực lượng lao động cho một nền kinh tế hiện đạiở Việt Nam".
Nghiên cứu được thực hiện trong vòng một năm nêu rõ những kỹnăng nào mà người sử dụng lao động Việt Nam đang cần, những kỹ năng nào ngườilao động đang thiếu, cũng như các giải pháp để Việt Nam xây dựng lực lượng laođộng cho nền kinh tế thị trường hiện đại.
Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, lực lượng lao động ViệtNam có kỹ năng đọc viết tốt - chiếm 95% số người lao động và chỉ đứng sau TrungQuốc - 99%. Tuy nhiên, chúng ta lại đang thiếu người lao động có kỹ năng. Cụ thể,80% cán bộ chuyên môn Việt Nam thiếu các kỹ năng cần thiết. Con số này ở kỹthuật viên và thợ thủ công lần lượt là 83% và 40%.
Qua khảo sát và nghiên cứu, báo cáo chỉ ra những kỹ năng quantrọng nhất mà người sử dụng lao động ở Việt Nam đang cần, gồm 3 bộ kỹ năng: nhậnthức, hành vi và xã hội, kỹ thuật.
Bộ kỹ năng nhận thức bao gồm: kỹ năng tư duy sáng tạo và phêphán, khả năng trình bày, tính toán, giải quyết vấn đề, khả năng ghi nhớ và tốcđộ tư duy. Bộ kỹ năng hành vi và xã hội chính là những kỹ năng mềm, kỹ năng xãhội, kỹ năng sống và đặc điểm tính cách. Bộ kỹ năng kỹ thuật là các kỹ năng liênquan đến một nghề cụ thể.
Trong 3 bộ kỹ năng này, có những kỹ năng quan trọng nhất màngười sử dụng lao động yêu cầu dành cho hai đối tượng là nhân viên văn phòng vàcông nhân.
Đối với công nhân, các doanh nghiệp cần những kỹ năng kỹthuật liên quan trực tiếp đến công việc, kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề,làm việc nhóm và làm việc độc lập. Đối với nhân viên văn phòng, những kỹ năngquan trọng nhất gồm: kỹ năng liên quan trực tiếp đến công việc, kỹ năng lãnh đạo,giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo và phê phán, kỹ năng giao tiếp.
Theo đó, chiến lược tổng hợp mà Ngân hàng Thế giới đưa ra chogiáo dục Việt Nam gồm 3 bước ở 3 giai đoạn phát triển khác nhau: mầm non, tiểuhọc và trung học, đại học và đào tạo nghề. Ở giai đoạn mầm non, trẻ cần đượcchuẩn bị khả năng sẵn sàng đi học, trong khi giáo dục tiểu học và trung học củaViệt Nam theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới cần đầy đủ và tốt hơn vì đây làgiai đoạn nền tảng nhận thức và hành vi. Giáo dục đại học và đào tạo nghề củachúng ta cần phải trang bị cho học sinh, sinh viên các kỹ năng để tìm được việclàm, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.
Để làm tốt cả 3 bước phát triển đó, báo cáo của Ngân hàng Thếgiới đồng ý rằng cần phải có một hệ thống kết nối tốt giữa người sử dụng laođộng, các cơ sở giáo dục đào tạo và phụ huynh cũng như chính bản thân học sinh.
Theo ông Christian Bodewig, tác giả chính của báo cáo: “Việc trang bị cho người laođộng những kỹ năng cần thiết sẽ là một phần quan trọng trong những nỗ lực của ViệtNam để gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế và tiếp tục tiến trình hiện đại hóa nềnkinh tế trong thập kỷ tới và xa hơn nữa”.