Nội dung trên được lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM chia sẻ trong buổi giám sát của Đoàn Đại biểu Quốc hội TP về công tác huy động,ởYtếTPHCMkhẳngđịnhmuasắmchốngdịkeo nha cai 88 quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách về y tế dự phòng, sáng 30/12.
Theo Sở Y tế TP.HCM, thành phố đã trải qua những đợt bùng phát Covid-19 mạnh, phải triển khai rất nhiều giải pháp cấp bách. Các cơ quan, đơn vị đã chủ động triển khai công tác mua sắm trang thiết bị để đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch Covid-19; việc mua sắm đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, việc mua sắm thuốc, vật tư, hóa chất, trang bị y tế trong thời gian dịch bệnh gặp nhiều khó khăn do hàng hóa khan hiếm, nhà cung cấp cung ứng nhỏ giọt, nhiều nhà cung cấp không hoạt động, giá cả tăng nhanh...
Ngành y tế còn gặp khó khi thực hiện các văn bản quy định về mua sắm, dẫn đến việc chậm, muộn hoặc có những trang thiết bị không thể mua được.
Mặc dù vậy, trong tình hình dịch bệnh khẩn cấp, Sở Y tế TP.HCM cũng chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, làm đúng quy trình khi mua sắm trang thiết bị phục vụ chống dịch để sau này phục vụ thanh tra, kiểm toán.
Theo ông Nguyễn Hoài Nam, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, công tác mua sắm trang thiết bị y tế trong thời gian dịch Covid-19 phần lớn đều theo phương án chỉ định thầu rút gọn, căn cứ trên năng lực của nhà cung cấp. Ông Nam khẳng định việc mua sắm trong chống dịch theo đúng quy định, giá khi đó thấp nhất so với thời điểm trước, trong và sau dịch.
Sở Y tế TP.HCM kiến nghị các cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước khi thanh, kiểm tra công tác mua sắm, nhất là mua sắm phục vụ phòng, chống dịch Covid-19, cần xem xét bối cảnh thực tế trong giai đoạn dịch bệnh và tinh thần của Nghị quyết 30 của Quốc hội.