Tuy đã là rạng sáng nhưng trời còn chưa tỏ,ệnĐoànTàuTrongSươngMùkết quả ngoại hạng anh đêm qua sương mù dày đặc phủ lấy thành phố, trên sân ga dòng người tấp nập.
Một tiếng còi xé toạc làn sương sớm, dư âm vọng lại nơi xa xăm.
Giữa đám đông chật như nêm cối, cuối cùng Văn Tuyết cũng chen được lên tàu, tìm thấy toa của mình.
Toa hành khách trống không, diện tích không lớn, gần cửa sổ đặt một chiếc bàn nhỏ, hai chiếc giường đối diện nhau, ga trải giường trắng tinh tươm có nếp gấp gọn gàng.
Văn Tuyết cởi balo leo núi cồng kềnh đặt lên giường dưới bên trái, tiếp đó lấy một cái khăn vuông nhỏ bên hông balo, vặn nắp chai nước khoáng làm ẩm khăn.
Vẫn còn ít lâu trước lúc tàu khởi hành. Cô rời toa, khó khăn lội ngược biển người nhộn nhịp, rốt cuộc cũng xuống được bên dưới.
Trước cửa toa tàu, một nam tiếp viên vạm vỡ đang soát vé, thấy có người đến, anh ta nhướng mày nhìn lướt qua cô.
Văn Tuyết nương theo trí nhớ đi dọc thân tàu màu xanh quân đội, ngó vào cửa sổ, cuối cùng xuyên qua lớp kính mờ sương nhìn thấy chai nước khoáng đang đặt trên bàn nhỏ.
Giữa hai ô cửa sổ là quốc huy trang trọng, bên dưới có viết điểm khởi đầu của chuyến tàu này:
Bắc Kinh – Ulaanbaatar [1] – Moscow [2].
[1] Thủ đô và cũng là thành phố lớn nhất của Mông Cổ.
[2] Thủ đô Nga.
Văn Tuyết kiễng mũi chân, giơ tay dùng khăn vuông đã thấm ướt lau sạch cửa sổ, rất nhanh đã gột sạch sương mù phần dưới, cửa sổ thoáng chốc sáng trong.
Còn phần trên có vẻ hơi khó nhằn.
Cô nhón mũi chân, cố sức duỗi thẳng tay mới miễn cưỡng với tới tầm giữa tấm kính. Chiếc khăn vuông khều khều, quẹt thành đường cong trên ô cửa thuỷ tinh.
Khi lớp kính rõ dần, một cặp mắt đột nhiên xuất hiện.
Văn Tuyết bất ngờ rụt tay, vô thức lùi về sau.
Kia là một người đàn ông trẻ tuổi. Anh chống tay lên bàn cụp mắt nhìn cô, trong con ngươi đen nhánh có nét kinh ngạc xẹt qua nhưng rất nhanh đã khôi phục vẻ bình tĩnh.
Tầm mắt họ chạm nhau, chẳng biết vì sao trái tim cô chợt run lên, luống cuống dời mắt đi trước.
Đúng lúc này, đầu tàu lại phát ra tiếng còi dài.
Người trên sân ga thưa dần, nhân viên trên tàu lớn giọng thúc giục: “Ai còn chưa lên tàu thì nhanh chân hộ với!”
Văn Tuyết thẳng bước đến phòng mình.
Ít lâu sau tiếp viên cũng lên theo, nối tiếp âm thanh rầm rầm là tiếng cửa tàu nặng nề khép lại.
Về lại ghế ngồi, quả nhiên bên trong đã có người đến.
Giường của Văn Tuyết bị một tên đàn ông nước ngoài chiếm cứ. Da gã ngăm đen, mày rậm mắt to, mái tóc xoăn sẫm màu, thoạt nhìn như người đến từ quốc gia Nam Á nào đó.
Trong phòng rất nặng mùi, mùi mồ hôi xen lẫn mùi cà ri càng thêm chứng thực cho suy đoán của Văn Tuyết.
Phía giường đối diện còn có một lớn một nhỏ ngồi sóng vai –
Người đàn ông trẻ tuổi nhìn ra ngoài cửa sổ, góc mặt nghiêng rất điển trai, sống mũi thẳng, môi mỏng hơi mím lại, khí chất có phần lạnh lùng.
Kế bên anh, cậu bé con gục đầu ôm chặt tay không nhúc nhích, vẻ như đang ngủ.
Bây giờ còn chưa đến bảy giờ ba mươi. Vì để kịp chuyến tàu này, mới năm giờ Văn Tuyết đã rời giường, hiện tại có thể thuận lợi lên tàu, thần kinh căng thẳng dần buông lỏng, cơn buồn ngủ dần kéo đến nặng trĩu cả mi mắt.
Giường thì ngay trước mặt mà lại không ngủ được, gã cà-ri ngồi ở cuối giường, tựa vào gối nghịch điện thoại di động, tỉnh bơ làm tu hú chiếm tổ.
Văn Tuyết ho nhẹ, miệng cười nhưng lòng không cười, dùng tiếng Anh chào hỏi người nọ.
Cà-ri rốt cuộc cũng ngước mắt khỏi màn hình điện thoại, nhếch miệng cười lộ ra hàm răng trắng bóc.
Hắn bô bô nói liên hồi, thậm chí còn dùng chân tay ra hiệu, Văn Tuyết nghe mà như lọt vào sương mù, vì vậy chỉ có thể liên tục hỏi lại: “Pardon? Excuse me? Sorry…”
Đang lúc hết đường xoay xở thì phía đối diện bỗng truyền đến giọng nam ôn hoà: “Anh ta bảo anh ta ở giường tầng trên, không gian nhỏ quá nên không ngủ được, cô có thể đổi giường với anh ta được không?”
Văn Tuyết ngẩn người nhìn về người đối diện.
Người nọ cũng nhìn cô, vẻ mặt bình tĩnh, thần sắc lạnh nhạt.
Tính cách Văn Tuyết vốn kiệm lời, lại không giỏi giao tiếp. Sau vài giây nhìn người đàn ông xa lạ, cô mất tự nhiên dời mắt, không hiểu sao tai lại nóng lên.
Vừa rồi anh ta nói gì nhỉ? À, người kia muốn đổi giường với cô.
Văn Tuyết bỗng thấy không vui.
Hồi đại học cô cũng thường đi tàu hoả, dĩ nhiên đã từng gặp mấy tình huống kiểu này. Người ngồi ở đường luồng thì muốn đổi sang cạnh cửa sổ, người ngủ giường trên lại muốn đổi xuống giường dưới, cô luôn mềm lòng, dễ thẹn, người khác chỉ nói ngọt mấy câu là cô đã đồng ý ngay mặc dù trong lòng không tình nguyện gì cho cam.
Nhưng lần này thì khác. Đây có lẽ là hành trình dài hơi duy nhất trong đời cô, cô không muốn để mình chịu thiệt.
Văn Tuyết chần chờ giây lát, thỉnh cầu người đàn ông đối diện: “Phiền anh nói với anh ta tôi không muốn đổi chỗ.”
Người đàn ông kia mỉm cười, nhìn sang gã cà-ri, lưu loát truyền đạt lại bằng tiếng Anh: “Xin lỗi, bạn của tôi không muốn đổi giường. Anh có thể về giường anh nằm được chứ? Cô ấy muốn nghỉ ngơi.”
Gã cà-ri cũng dễ nói chuyện, nhún vai đáp một tiếng “OK” xong liền xách balo bò xuống giường.
Văn Tuyết thở phào như trút bỏ gánh nặng, ngồi xếp bằng trên giường, vỗ chiếc gối đã bị gã cà-ri kia đè bẹp, thoải mái ngả đầu.
Sau khi bình tĩnh lại, Văn Tuyết mới sực nhớ ra mình cần phải cảm ơn người đàn ông đã giúp mình.
“Cảm ơn anh. Nhân tiện, sao anh có thể hiểu được những gì anh tâ nói thế?”
Người đàn ông nhướng hàng mày hoàn hảo, mỉm cười đáp, “Anh ta nói tiếng Anh mà.”
“Tiếng Anh á?”
Văn Tuyết bán tín bán nghi, thậm chí hơi xấu hổ – cô chính là giáo viên tiếng Anh đây, thế mà nghe không hiểu lấy một câu tên kia nói.
Hoá ra chong đèn đọc sách nhiều năm như vậy lại học được tiếng Anh của người câm.
Người đàn ông nọ an ủi: “Anh ta nói tiếng Anh-Ấn, phát âm hơi lạ nên cô không hiểu cũng bình thường thôi.”