Nâng chất lượng dịch vụ bằng công nghệ
Tại Bệnh viện Bãi Cháy,ảngNinhthêmnhiềutiệníchchongườidânnhờchuyểnđổisốngàsassuolo – verona với hệ thống CNTT thông tin kết nối liên hoàn, đồng bộ trang thiết bị trong tất cả các khâu từ tiếp nhận, quản lý bệnh nhân, quản lý xét nghiệm, hỗ trợ quyết định y khoa, quản lý dược, tài chính kế toán... quy trình khám chữa bệnh đã được rút ngắn đáng kể.
Theo đó, người dân có thể đặt lịch hẹn qua điện thoại trước khi đến bệnh viện, đăng ký khám, chữa bệnh bằng thẻ căn cước công dân gắn chip. Tình trạng ngồi đợi lấy giấy trả kết quả xét nghiệm, chụp X-quang cũng cải thiện khi tất cả thông tin khám, chữa bệnh của bệnh nhân đều được tự động trả kết quả trên các phần mềm, được truyền tải lên hệ thống quản lý tổng thể của bệnh viện và các bác sĩ có thể đọc kết quả ở bất kỳ đâu.
Bệnh viện Bãi Cháy là 1 trong 3 bệnh viện thuộc dự án “Bệnh viện thông minh hướng tới tiêu chuẩn quốc tế”, nằm trong Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 của UBND tỉnh.
Cùng bệnh viện Bãi Cháy, Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Bệnh viện Sản Nhi hoàn thành mục tiêu triển khai bệnh án điện tử vào năm 2020. Bệnh án điện tử góp phần tiết kiệm chi phí đồng thời đơn giản hoá thủ tục hành chính. Đặc biệt, trong tương lai, khi hồ sơ bệnh án điện tử tích hợp phần mềm hệ thống quản lý thông tin bệnh viện (HIS), hệ thống thông tin xét nghiệm (LIS), hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh y khoa (PACS), bác sĩ thuận lợi tìm kiếm các thông tin liên quan đến tiền sử khám chữa bệnh của bệnh nhân, tạo cơ sở đưa ra các chẩn đoán và quyết định điều trị an toàn, hiệu quả hơn.
Ngoài hồ sơ bệnh án điện tử, Quảng Ninh cũng đi đầu cả nước trong triển khai xây dựng hệ thống Telemedicine (y tế từ xa) đến tất cả các đơn vị tuyến huyện phục vụ công tác hội chẩn từ xa, đào tạo và chuyển giao kỹ thuật qua mạng internet. Nhờ đó, ác bệnh viện của Quảng Ninh có thể kết nối với nhiều chuyên gia, bác sĩ tại nhiều bệnh viện để chẩn đoán cấp cứu cấp tốc, thực hiện ca mổ cứu sống bệnh nhân nguy kịch... Quảng Ninh hiện có có 31 điểm cầu cùng hệ thống Telemedicine của tỉnh kết nối đến 18 bệnh viện tuyến Trung ương theo đề án Khám chữa bệnh từ xa của Bộ Y tế (Telehealth).
Chuyển đổi ngành y đồng thời góp phần giảm bớt thủ tục phiền hà tại các cơ sở khám chữa bệnh cũng như giảm áp lực công việc cho cán bộ tiếp nhận hồ sơ, giải quyết công việc thuận tiện Theo đó, hiện Quảng Ninh đưa vào thực hiện 169 TTHC, với 100% thủ tục cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. 9 tháng năm 2022, đã có 1.670 hồ sơ được giải quyết qua dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.
Ưu tiên hàng đầu cho chuyển đổi số y tế
Chuyển đổi số y tế là một trong những lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu trong Chương trình chuyển đổi số Quốc gia và chuyển đổi số toàn diện tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Hướng tới phát triển y tế số chăm lo toàn diện sức khoẻ cho mọi người dân, mọi lúc, mọi nơi, bên cạnh công tác phát triển chuyên môn kỹ thuật, ngành y tế Quảng Ninh xác định triển khai nhiều kỹ thuật, giải pháp mới cũng như chú trọng đầu tư, ứng dụng CNTT, công nghệ số vào mọi hoạt động.
Hiện Quảng Ninh nhắm đến nhiệm vụ trong tâm hàng đầu trong chuyển đổi số lĩnh vực y tế là duy trì, hoàn thiện hồ sơ sức khỏe toàn dân bảo đảm liên thông khi khám chữa bệnh, thực hiện hướng dẫn phòng ngừa và chữa bệnh ngay từ gia đình.
Quảng Ninh phấn đấu nhân rộng mô hình bệnh viện thông minh, 100% các cơ sở khám chữa bệnh đều sử dụng hồ sơ bệnh án điện tử tích hợp hệ thống dữ liệu các đơn vị y tế toàn ngành vào hệ thống các tuyến, thậm chí lên cả tuyến trung ương; triển khai trung tâm điều hành thông minh tại sở y tế giúp ngành quản lý được tất cả thông số kỹ thuật, các thông tin tình hình bệnh tật, dịch bệnh trên địa bàn, khám, chữa bệnh BHYT; triển khai trí tuệ nhân tạo trong chẩn đoán, điều trị một số bệnh.
Cùng với đó, ngành y tế Quảng Ninh cũng chú trọng thúc đẩy công tác cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian khám chữa bệnh giúp tiết kiệm thời gian, nhân lực, nâng cao hiệu quả, năng suất làm việc, ứng dụng thanh toán viện phí điện tử và đơn thuốc điện tử…. tất cả hướng đến sự hài lòng của người bệnh, đồng thời góp phần thúc đẩy chuyển đổi số y tế quốc gia và chuyển đổi số trong toàn tỉnh.
K.A