Tạp chí PLoS Biology của Mỹ vừa công bố danh sách 100.000 nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới.
Năm ngoái,ườiViệttrongdanhsáchcácnhàkhoahọcảnhhưởngnhấtthếgiớnhận định mc vs west ham Tạp chí PLoS Biology cũng đã công bố danh sách top 100.000 dựa vào dữ liệu trắc lượng khoa học tính tới năm 2018.
Năm nay, họ cập nhật dữ liệu tới năm 2019 để đưa ra danh sách mới, bao gồm top 100.000 nhà khoa học xếp theo thành tựu sự nghiệp và top 100.000 nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới.
Các tiêu chí được thống kê để xếp hạng gồm có: Số bài báo công bố tính từ năm 1960-2019; Số lần trích dẫn tính từ năm 1996-2019; Chỉ số H (chỉ số đo lường ảnh hưởng) sau khi đã loại trừ số tự trích dẫn; Chỉ số H sau khi đã điều chỉnh cho nhiều tác giả và loại trừ tự trích dẫn; Tỉ lệ tự trích dẫn.
Tác giả của công bố là nhóm Metrics của Giáo sư John Ioannidis và các cộng sự thuộc Đại học Stanford. Nhóm tác giả đã dùng cơ sở dữ liệu của Scopus từ năm 1960 đến năm 2019 trong 7 triệu nhà khoa học và lọc ra top 100.000 người mà các công trình nghiên cứu của họ được đồng nghiệp trích dẫn nhiều nhất.
Tăng so với năm ngoái
Ở cả hai nhóm xếp hạng của PLoS Biology đều có các nhà khoa học là người Việt sinh sống và làm việc trong nước; người có gốc Việt (nhưng sinh sống và công tác ở nước ngoài). Đáng chú ý, có nhiều nhà khoa học nước ngoài nhưng có địa chỉ công tác tại các trường ĐH ở Việt Nam.
Theo thống kê, trong top 100.000 nhà khoa học xếp theo thành tựu sự nghiệp có 55 người Việt, người có gốc Việt và nhà khoa học nước ngoài nhưng địa chỉ công tác ở Việt Nam. Tuy nhiên, chỉ có 2 nhà khoa học trong nước nằm trong danh sách này là GS Nguyễn Xuân Hùng (Trường ĐH Công nghệ TP.HCM), hạng 65.925 thế giới và GS Nguyễn Đình Đức (ĐH Quốc gia Hà Nội) hạng 94.738 thế giới.
55 nhà khoa học người Việt, người có gốc Việt và người nước ngoài có địa chỉ làm việc ở Việt Nam nằm trong top 100.000 nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới theo thành tựu sự nghiệp (Ảnh: GS Nguyễn Văn Tuấn hỗ trợ thống kê) |
Trong nhóm xếp hạng 100.000 nhà khoa học ảnh hưởng nhất tính theo dữ liệu đến năm 2019, có 88 nhà khoa học người Việt, người có gốc Việt và nhà khoa học có địa chỉ công tác ở Việt Nam.
So với năm ngoái, số lượng các nhà khoa học đang công tác tại Việt Nam có tên trong danh sách tăng đáng kể.
Trong số các khoa học người Việt, ở Việt Nam, người có thứ hạng cao nhất là GS. Nguyễn Đình Đức (ĐH Quốc gia Hà Nội) – hạng 5.798 thế giới; GS. Nguyễn Xuân Hùng (Trường ĐH Công nghệ TP.HCM) – hạng 6.996 và PGS. Lê Hoàng Sơn (ĐH Quốc gia Hà Nội) – hạng 9.261.
Trong danh sách, còn có nhiều nhà nghiên cứu đang làm việc ở Việt Nam như: Nguyễn Đức Khương (ĐH Quốc gia Hà Nội); Phan Thanh Sơn Nam (để địa chỉ Trường ĐH Công nghệ TP.HCM); Bùi Diệu Tiên, Phạm Viết Thanh, Nguyễn Thời Trung, Nguyễn Thị Kim Oanh, Thái Hoàng Chiến, Đinh Quang Hải (Trường ĐH Tôn Đức Thắng); Trần Phan Lam Sơn, Phạm Thái Bình, Trần Nguyễn Hải, Trần Ngọc Hân, Hoàng Nhật Đức (Trường ĐH Duy Tân); Hoàng Anh Tuấn (Trường ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM); Võ Xuân Vinh (Trường ĐH Kinh tế TP.HCM); Nguyễn Văn Hiếu (Trường ĐH Phenikaa); Tran, Phong D (Trường ĐH Bách khoa Hà Nội).
Tuy nhiên, nếu tính trên chỉ số H (chỉ số đo lường ảnh hưởng), xếp hạng sau khi loại trừ tự trích dẫn thì ở Việt Nam, GS Nguyễn Xuân Hùng (Trường ĐH Công nghệ TP.HCM) đứng đầu với chỉ số H là 44; tiếp theo GS Nguyễn Đình Đức (ĐH Quốc gia Hà Nội) với chỉ số H là 26 và PGS Lê Hoàng Sơn (ĐH Quốc gia Hà Nội) với chỉ số H là 20.
88 nhà khoa học người Việt, người có gốc Việt và người nước ngoài có địa chỉ làm việc ở Việt Nam nằm trong top 100.000 nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới năm 2019 (Ảnh: GS Nguyễn Văn Tuấn hỗ trợ thống kê) |
Nếu tính chung cả các nhà khoa học gốc Việt đang làm việc tại nước ngoài thì GS Đặng Văn Chí có chỉ số H cao nhất (84), kế tiếp là GS Nguyễn Văn Tuấn (83), GS Nguyễn Sơn Bình, ĐH Northwestern (80), GS Trần Tịnh Hiền, nhóm nghiên cứu lâm sàng Oxford tại Việt Nam (73).
Nếu xếp theo chuyên ngành, GS Đàm Thanh Sơn được xếp hạng 78 trong chuyên ngành Vật lý hạt nhân, GS Vũ Hà Văn xếp hạng 197 trong chuyên ngành Toán học và Tính toán.
Một số nhà khoa học khác cũng được xếp hạng cao như GS Nguyễn Minh Thọ (hạng 127 trong ngành Hoá học), GS Nguyễn Nam Trung (hạng 119 trong chuyên ngành Công nghệ nano)...
Ngoài ra, nhiều nhà khoa học là người Việt, người có gốc Việt tuy không nằm trong tốp 100.000 người ảnh hưởng nhất năm hay theo thành tựu sự nghiệp nhưng nằm trong tốp 2% những nhà khoa học nổi bật về chuyên ngành.
Trường ĐH Tôn Đức Thắng và Trường ĐH Duy Tân dẫn đầu về số lượng
Ở Việt Nam, Trường ĐH Tôn Đức Thắng và Trường ĐH Duy Tân có nhiều nhà nghiên cứu có tên trong bảng xếp hạng.
Trường ĐH Tôn Đức Thắng và Trường ĐH Duy Tân đứng đầu so với các trường đại học ở VN về số nhà khoa học có trong bảng xếp hạng của PLoS Biology |
Cụ thể, trong danh sách nhà khoa học có thành tựu trọn đời có 6 người để địa chỉ làm việc tại Trường ĐH Tôn Đức Thắng (5 người nước ngoài và 1 người gốc Việt là GS Nguyễn Minh Thọ).
Còn trong danh sách 100.000 nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới theo số liệu tính đến năm 2019, 31 người để địa chỉ làm việc ở Trường ĐH Tôn Đức Thắng. Tuy nhiên, có 24 nhà khoa học là người nước ngoài, 1 nhà khoa học gốc Việt (GS Nguyễn Minh Thọ), 6 người đang làm việc tại trường.
Có 11 người để địa chỉ ở Trường ĐH Duy Tân, trong đó có 6 nhà khoa học nước ngoài, 5 nhà khoa học người Việt hiện đang làm việc tại trường.
Lê Huyền
Vì sao Phó Giáo sư (PGS) Nguyễn Thời Trung, Trường ĐH Tôn Đức Thắng - nhà khoa học từng lọt tốp những nhà khoa học được trích dẫn nhiều nhất trên thế giới bị loại khỏi danh sách xét công nhận chức danh Giáo sư (GS) năm 2020?