Trên đây là số liệu của Hội đồng Các quan hệ đối ngoại Mỹ,ựthậtđángsợvềmạnglướikhủngbốbảng xếp hạng vô địch quốc gia thụy sĩ một tổ chức phi lợi nhuận ở Mỹ.
Theo tổ chức này, bất chấp cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu do Mỹ đứng đầu với mức tiêu tốn 5,9 nghìn tỷ USD, lấy mạng khoảng 480.000 đến 507.000 người và đã trừ khử Bin Laden, al-Qaeda vẫn phát triển và lan rộng kể từ sau 11/9, mở rộng từ Afghanistan tới Bắc Phi, Đông Phi, vùng Sahel, Vùng Vịnh, Trung Đông và Trung Á. Ở những nơi này, al-Qaeda đã tạo dựng được ảnh hưởng chính trị mới - ở một số khu vực thậm chí còn thay thế chính quyền địa phương.
Osama bin Laden (trái) cùng cố vấn và sau này là người kế nhiệm Ayman al-Zawahri trong cuộc phỏng vấn. Hình ảnh được báo Dawn cung cấp ngày 10/11/2001. (Ảnh: Reuters) |
Vậy làm cách nào một nhóm cực đoan với chưa đầy một trăm thành viên vào tháng 9/2001 lại biến thành một tổ chức khủng bố xuyên quốc gia dù đã bị quân đội số 1 thế giới nỗ lực tiêu diệt?
Tạp chí The Conversation dẫn các nghiên cứu về al-Qaeda chỉ ra rằng, chính cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ là chất xúc tác cho sự phát triển của mạng lưới khủng bố khét tiếng.
Bin Laden và "cuộc chiến chống khủng bố"
Al-Qaeda được thành lập ở Afghanistan năm 1988. Trong nhiều năm, nhóm này vẫn nhỏ, yếu và không có tiếng tăm. Bin Laden đã nỗ lực tìm cách tập hợp một liên minh sức mạnh Hồi giáo để lập ra một vương quốc – một Nhà nước Hồi giáo vận hành theo luật Hồi giáo khắt khe – trên toàn thế giới đạo Hồi. Nhưng đến năm 1996, ông ta chỉ có 30 tín đồ trung thành.
Trong nhiều năm, Bin Laden đã cố gắng hợp nhất với những nhóm cực đoan như Ibn al-Khattab của Ai Cập và nhóm Chiến đấu Hồi giáo ở Libya, với hy vọng tạo ra được một phong trào lớn mạnh trên toàn cầu. Tuy nhiên, những nhóm này không chấp nhận Bin Laden và cũng không có một kẻ thù chung nào để đứng vào cùng hàng ngũ.
Vì vậy, Bin Laden thay đổi chiến lược, quyết định chọn Mỹ - nước mà hầu hết các nhóm li khai coi là kẻ thù – làm mục tiêu chính.
Năm 1998, al-Qaeda phát động thành công loạt cuộc tấn công nhằm vào các đại sứ quán Mỹ ở Tanzania và Kenya. Năm 2000, nhóm này đánh bom tàu USS Cole đang tiếp liệu ở một cảng của Yemen khiến 17 quân nhân thiệt mạng. Bin Laden hy vọng Mỹ sẽ phản ứng bằng một cuộc xâm lược quân sự vào thế giới Hồi giáo, dẫn tới một cuộc thánh chiến đưa al-Qaeda lên tuyến đầu chống những kẻ xâm lược.
Sau khi các phần tử al-Qaeda điều khiển máy bay chúng cướp được đâm vào Trung tâm Thương mại Thế giới và Lầu Năm Góc ngày 11/9/2001 giết chết gần 3.000 người, Bin Laden đã đạt được ý đồ. Mỹ xâm lược Afghanistan ngày 7/10/2001. 18 tháng sau đó, Mỹ hành động tương tự với Iraq.
Al-Qaeda lớn mạnh
Các nhóm Hồi giáo và các phần tử cực đoan ồ ạt hướng theo Bin Laden sau vụ 11/9. Al-Qaeda trở thành hạt nhân của phong trào Hồi giáo bạo lực toàn cầu, với các chi nhánh trung thành mọc lên khắp Trung Đông và châu Phi.
Cùng lúc đó, cuộc chiến ở Afghanistan đã triệt tiêu được các hoạt động cốt lõi của al-Qaeda. Nhiều thủ lĩnh khủng bố bị giết chết hoặc buộc phải chạy trốn. Chính quyền Bush tuyên bố tiêu diệt được 75% ban lãnh đạo al-Qaea. Bin Laden cùng các thuộc cấp tản mát trú ẩn ở những nơi hẻo lánh mà lực lượng Mỹ trên thực địa khó với tới.
Để tránh bị Mỹ phát hiện, al-Qaeda đã hạn chế liên lạc giữa các mặt trận. Ban lãnh đạo toàn cầu của tổ chức này cũng phải ẩn danh để hoạt động độc lập.
Bin Laden muốn các chi nhánh vẫn tuân thủ các chiến lược cùng giá trị cốt lõi nhất định để theo đuổi mục tiêu thành lập một vương quốc Hồi giáo. Nhưng các thủ lĩnh mới như Abu Musab al-Zarqawi ở Iraq, Ahmed Abdi Godane ở Somalia và Nasir al-Wuhayshi ở Yemen lại thích tự chủ để theo đuổi tham vọng riêng. Các chi nhánh al-Qaeda Iraq, al-Shabaab và al-Qaeda ở Bán đảo Ảrập hòa mình vào bối cảnh chính trị ở địa phương, tự xây dựng danh tiếng, lập ra các liên minh và tuyển mộ tân binh.
Vào năm 2015, khi Bin Laden bị tiêu diệt, al-Qaeda là một mạng lưới gồm các nhóm khu vực. Nhưng ngày nay, lãnh địa của chúng trải rộng từ Afghanistan và Pakistan tới Bắc Phi, Trung Đông và hơn thế nữa.
Thao túng chia rẽ giáo phái
Al-Qaeda ở Bán đảo Ảrập, có trụ sở ở Yemen, là ví dụ điển hình về cách thức các nhóm thâu tóm quyền lực thiên về tính địa phương.
Yemen rơi vào nội chiến từ năm 2015, khi nhóm vũ trang Houthi người Shiite tuyên chiến chống chính phủ Hồi giáo Sunni của nước này. Mặc dù cuộc xung đột có vẻ mang tính giáo phái nhưng theo học giả Yemen Marieke Brandt thì bản chất vẫn chủ yếu là về quyền lực chính trị.
Và al-Qaeda - một tổ chức khủng bố Sunni – đã nhìn thấy cơ hội trong cuộc nội chiến ở Yemen. Nhóm này tận dụng sự phân rẽ tôn giáo, sử dụng tạp chí tiếng Ảrập, các video tử vì đạo, thơ ca và cả những bài hát nổi tiếng để gây thiện cảm với người Sunni ở địa phương và lấy lòng các thủ lĩnh bộ lạc Sunni có ảnh hưởng ở Yemen.
Chiến lược này tỏ ra tương đối hiệu quả.
Al-Qaeda ở Bán đảo Ảrập từ vài trăm chiến binh khi ra đời năm 2009 giờ đã có 7.000 chiến binh ở Yemen, hầu hết là người Sunni. Tổ chức này đặt mìn và bom khắp đất nước giết hàng trăm người, bắt cóc các nhà báo, và năm 2015 dàn dựng vụ thảm sát tại các văn phòng báo Charlie Hebdo ở Paris.
Chính phủ Mỹ coi al-Qaeda ở Bán đảo Ảrập là một trong những chi nhánh đáng sợ nhất và tinh vi nhất của al-Qaeda.
Một sự chuyển đổi tương tự từ toàn cầu sang địa phương cũng diễn ra với các chi nhánh của al-Qaeda ở Somalia, Iraq và Syria.
Al-Qaeda giờ không còn là một tổ chức phân cấp nhận lệnh từ thủ lĩnh tối cao như thời 11/9 nữa. Mạng lưới này hiện tại mạnh hơn và lì lợm hơn nhiều so với thời dưới quyền chỉ đạo của Bin Laden. Và cuộc chiến chống khủng bố chính là tác nhân cho sự phát triển của al-Qaeda thay vì tiêu diệt như mục đích đề ra.
Thanh Hảo