Một chủ doanh nghiệp ở thành phố Kyoto đã lắp đặt 5 bộ sạc EV tốc độ cao tại cửa hàng điện thoại di động của mình vào năm 2014 để kinh doanh.
Tuy nhiên,àycàngcónhiềutrạmsạcxeđiệnđìnhcôngtạiNhậtBảm bong da netvào năm ngoái, ông đã phải dừng vận hành toàn bộ hệ thống này. Người chủ cho biết, các bộ sạc chỉ được sử dụng nhiều nhất một lần mỗi ngày, thậm chí là một lần một tháng.
Việc duy trì một chiếc xe điện tại Nhật Bản được cho là vô cùng đắt đỏ. Một bộ sạc mới có giá tới vài triệu Yên, tương đương hàng trăm triệu đồng, cộng thêm 400.000 Yên, khoảng hơn 65 triệu đồng, mỗi năm cho chi phí bảo trì và kiểm tra.
Doanh nhân này chia sẻ: “Tôi muốn đóng góp vào cơ sở hạ tầng xã hội, nhưng chi phí quá cao”. Ông cũng khẳng định rằng việc tiếp tục vận hành các bộ sạc là “không có giá trị”.
Theo Gogo Labs, tính đến cuối tháng 8, tại các trạm sạc xe điện công cộng ở Nhật Bản, có khoảng 22.500 cổng sạc tiêu chuẩn và 9.700 cổng sạc tốc độ cao.
Số lượng trạm sạc đóng cửa và đình chỉ hoạt động bắt đầu gia tăng đáng kể vào khoảng năm 2020. Tổng cộng có 2.702 trạm sạc đã đóng cửa trong 8 tháng đầu năm nay, tăng khoảng 2,5 lần so với con số 1.098 được ghi nhận trong cả năm 2022.
Thông thường, một bộ sạc có tuổi thọ từ 8 đến 10 năm và sẽ hỏng nếu sử dụng lâu hơn. Trong năm 2014 và 2015, nhờ chương trình trợ cấp 100 tỷ Yên (tương đương hơn 16 nghìn tỷ đồng) của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp, số lượng trạm sạc được lắp đặt gia tăng đáng kể. Thế nhưng, hiện tại, nhiều trạm sạc đã ngừng hoạt động.
Đồng thời, việc đơn hàng lắp đặt bộ sạc xe điện mới ngày càng ít phản ánh thị trường xe điện Nhật Bản đã không còn sôi động như trước. Theo dữ liệu do công ty bản đồ Nhật Bản Zenrin tổng hợp, số lượng trạm sạc tại quốc gia này bắt đầu sụt giảm từ năm 2020.
Xe điện chỉ chiếm 2% doanh số bán xe du lịch nội địa tại Nhật Bản, dẫn đến tình trạng nguồn cung bộ sạc bị dư thừa. Các nhà khai thác dịch vụ trả phí thu lợi từ chênh lệch giữa phí do tài xế trả và giá điện. Nếu ít người sử dụng bộ sạc, bên cung cấp dịch vụ sẽ gặp khó khăn trong việc trang trải chi phí vận hành và đầu tư ban đầu.
Ông Akiko Arai, nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Mitsubishi, cho biết: “Việc phát triển cơ sở hạ tầng và sự phổ biến của xe điện tại Nhật Bản là vấn đề con gà và quả trứng. Các quốc gia khác đã tăng tỷ lệ sử dụng bộ sạc bằng cách tăng lợi ích cho người dùng xe điện thông qua các biện pháp như giảm thuế và giảm phí đăng ký xe điện."
Nhật Bản tụt hậu xa so với châu Âu và Trung Quốc, nơi nhu cầu sử dụng xe điện và bộ sạc ngày càng tăng.
Tại Na Uy, vào tháng 12/2022, tổng doanh số bán ô tô điện, bao gồm cả xe chạy bằng pin nhiên liệu và xe plug-in hybrid (PHEV) mới đã đạt 84%, tăng từ mức 79% vào tháng 12/2021. Cùng với đó, theo dữ liệu do Nikkei tổng hợp từ MarkLines và Cơ quan Năng lượng Quốc tế và Ngân hàng Thế giới, số lượng cổng sạc công cộng tại quốc gia này tăng lên 44,2 trên 10.000 người, tăng từ mức 36,4.
Tại Trung Quốc, vào tháng 12/2022, xe điện chiếm 35% doanh số bán ô tô mới, tăng từ 22% vào một năm trước. Cũng tại thời điểm này, số lượng bộ sạc đã tăng từ 8,1 lên 12,5 trên 10.000 người. Trong khi đó, tại Nhật Bản, số bộ sạc trên 10.000 dân vẫn duy trì ở mức 2,3.
Hơn nữa, khoảng 60% bộ sạc tốc độ cao ở Nhật Bản có công suất dưới 50 kW, trong khi tại châu Âu và Mỹ, bộ sạc có công suất từ 250 đến 350 kW được sử dụng phổ biến hơn do tốc độ sạc nhanh hơn. Hầu hết các bộ sạc ở Nhật Bản chỉ có một cổng duy nhất, buộc tài xế phải xếp hàng chờ rất lâu ở các trạm sạc.
Chính phủ Nhật Bản hy vọng vào năm 2035, toàn bộ người dân sẽ sử dụng ô tô điện. Để đạt được mục tiêu đó, vào tháng 8, Bộ Kinh tế đã đề xuất nâng số lượng cổng sạc lên 300.000 vào năm 2030. Bộ cũng đã tăng trợ cấp cho nhiều cổng bộ sạc và nâng cao công suất đầu ra của bộ sạc.
Với việc các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản bắt đầu quảng bá xe điện, cơ sở hạ tầng sạc lỗi thời có thể trở thành một bài toán khó, cần có sự nỗ lực chung của cả khu vực công và khu vực tư nhân.
Minh Nhật (Theo WSJ)