Video: Tổ ấm nơi cửa chùa
Đồng hồ điểm 11 giờ trưa,áibịbạnxalánhnisưdùngchiêuđộcxửlýkèo trực tuyến ni sư Thích Đàm Thanh - quản lý chùa Mía (xã Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội) rảo bước vào nhà trong, tranh thủ thu dọn, sắp xếp lại gian phòng học tập của các con. Mỗi con đều có một góc riêng, đề tên cẩn thận.
Từ khi bốn con lớn xuống Hà Nội học, bà vẫn giữ nguyên góc học tập như lúc chúng còn ở nhà. Toàn bộ sách vở qua các năm học đều được xếp gọn, giữ lại làm kỷ niệm. Đó cũng là cách để ni sư vơi đi nỗi nhớ các con.
Ni sư Đàm Thanh và con gái út Trịnh Ngọc Nhi |
Bà cất giọng âu yếm, gọi cô con gái út Ngọc Nhi ra ăn cơm, chiều còn đến lớp học thêm ngoại ngữ. Cô bé nhỏ nhắn, có khuôn mặt dễ thương nhanh nhẹn ra rửa tay, vệ sinh cá nhân, rồi mới ngồi vào bàn, bưng bát cơm mời mẹ và mọi người. Suốt bao năm nay, 5 đứa con đều được ni sư Đàm Thanh uốn nắn từ hành động nhỏ nhất.
‘Trẻ em như cái cây non, cây lớn mang hình dáng ra sao đều do người uốn. Ngay từ nhỏ, tôi cố gắng cho các con cuộc sống tốt nhất trong khả năng của mình nhưng phải có nề nếp. Lời ăn tiếng nói, tác phong cần chuẩn chỉnh’, ni sư Thích Đàm Thanh nói.
Con gái bị bắt nạt, người mẹ dùng ‘chiêu độc’ xử lý
Để nuôi dạy một đứa trẻ, với gia đình có đầy đủ bố mẹ đã không hề đơn giản nhưng sư cô Thích Đàm Thanh một mình nuôi tới 5 đứa con. Gần 20 năm, ni sư vừa làm cha, vừa làm mẹ, từng bước cùng con khôn lớn, trưởng thành.
Ni sư trưởng Thích Đàm Cẩn và mẹ con ni sư Thích Đàm Thanh trong ngày sinh nhật |
‘Mỗi đứa trẻ sinh ra có sở thích, suy nghĩ và cá tính riêng. Tôi dựa vào cá tính của từng con để áp dụng phương pháp giáo dục thích hợp.
Chị lớn học tốt sẽ kèm cặp thêm cho em bé hơn. Tôi cũng tranh thủ các khoảng thời gian trong ngày để dạy con. Không chỉ là lý thuyết, sách vở mà tôi dạy con bằng câu chuyện thực tế về văn hóa, đối nhân xử thế.
Bữa cơm, tôi nói chuyện về tình cảm gia đình, sự đoàn kết giữa anh/chị em. Sáng đi học, mẹ con vẫn có thể ôn lại bài trên lớp.
Tôi mừng vì các con luôn có ý thức học tập, vươn lên trong cuộc sống và lo cho tương lai chính mình’, sư cô Đàm Thanh kể.
Nhiều gia đình khá giả từng đánh tiếng xin nhà chùa một cháu về nuôi. Ni sư thẳng thắn nói với các con: ‘Mẹ tôn trọng ý kiến của các con, để các con tự quyết định'.
Tuy vậy, các cháu đều không đồng ý rời chùa. Chúng nói, chùa là mái nhà, là nơi chúng được hồi sinh, là hạnh phúc cuộc đời ban cho. Ở đó, có người mẹ yêu chúng hơn cả sinh mệnh bản thân. Thử hỏi, tiền bạc nào có thể đánh đổi được?
Sớm hiểu hoàn cảnh của những đứa trẻ thiệt thòi, ngay từ nhỏ, ni sư luôn khích lệ các con phải mạnh mẽ, đối mặt với mọi thứ.
Ni sư Đàm Thanh tâm sự, ngày con gái đầu học cấp 1, cháu từng 2 lần gặp cú sốc lớn vì bạn bè trêu chọc, tẩy chay do mang thân phận trẻ bị bỏ rơi ở chùa.
Về nhà, cháu tủi thân, òa khóc nức nở. Hôm sau, ni sư đến trường gặp ban giám hiệu và cô giáo chủ nhiệm trao đổi tình hình và xin phép đứng trên lớp trò chuyện với cả lớp.
‘Tôi giới thiệu, tôi là mẹ của Yến Nhi, chia sẻ về hoàn cảnh của con, đồng thời mời cô giáo chủ nhiệm và bạn đến thăm nhà Yến Nhi.
Mùa hè, các bạn đến nhà chơi, nô đùa, thăm góc học tập của con tôi, cùng bơi lội trong chiếc bể mini. Các cháu reo lên, bảo nhà Yến Nhi thích quá, lúc nào nghỉ lại muốn đến nhà bạn. Nhờ đó, các bạn hòa đồng, yêu quý Yến Nhi hơn’, ni sư Đàm Thanh nói.
Ni sư Đàm Thanh tham gia ban chi hội phụ huynh của lớp con theo học |
Giọng chậm rãi, ni sư kể tiếp, mỗi khi mẹ con ngồi quây quần, bà thường hỏi các con: ‘Nếu các con đi học, bạn bè hỏi bố các con đâu? Các con sẽ trả lời ra sao?’.
Thấy các con im lặng, ni sư tiếp tục: ‘Lúc đó các con phải ngẩng cao đầu, trả lời thẳng thắn cho bạn biết: 'Mình là con nhà chùa. Ở chùa thì hoàn cảnh thế nào? Ai cũng biết.
Mình ở chùa nhưng có cuộc sống vô cùng hạnh phúc và mình mãn nguyện với những gì đang có. Các bạn có bố mẹ đầy đủ, các bạn hãy hạnh phúc hơn mình, sống đàng hoàng và tốt đẹp hơn mình để mình học hỏi các bạn.
Tôi dạy các con không được phép lảng tránh. Hôm nay con lẩn trốn, ngày mai con lẩn trốn thì suốt đời con sẽ như vậy, không thể ngẩng cao đầu mà sống. Chính vì thế, các con tôi có tư tưởng cởi mở và thoải mái khi nhắc đến hoàn cảnh bản thân’.
Ni sư Thích Đàm Thanh cho hay, bà không cho các con mặc quần áo chú tiểu mà mặc đồ bình thường, để con cũng giống như các bạn, không có sự khác biệt nào.
Dạy con về tình yêu
Trong số 5 cháu ni sư Đàm Thanh trực tiếp nuôi dưỡng, 4 cháu là nữ, chỉ có Khánh Chung là nam. Cũng như bao đứa trẻ khác, các cháu đến tuổi dậy thì, dễ gặp tâm sinh lý bất ổn.
Ni sư Đàm Thanh bộc bạch, bà đã dùng trái tim phụ nữ và tấm lòng của người mẹ để định hướng cho con.
Cậu con trai Khánh Chung biểu diễn khiêu vũ cùng các bạn (thứ 2 từ trái sang) |
‘Trước hết, tôi cũng là con người, cũng là phụ nữ, vì thế tôi hiểu những gì các con đã và đang trải qua. Đặc biệt là vấn đề tình yêu.
Tôi nói rõ, tôi không cấm đoán các con yêu, đó là quyền của con nhưng tôi phân tích để các con hiểu nên yêu thế nào.
Ví dụ bạn bè quý mến nhau phải có mức độ, đi đâu báo cho mẹ một tiếng. Nếu nói dối, giấu giếm được 1 lần, lần sau con giấu tiếp và cứ thế con sẽ trượt chân, ngã lúc nào không ai biết.
Con quyết định tương lai của con là một người tri thức thì con tập trung học, chỉ xã giao bạn bè. Nếu con sa đà yêu đương, con có thai, tất cả tương lai con sẽ trên bờ vực thẳm, việc học hành sẽ đóng lại. Suốt đời con chỉ cúi đầu ở trong nhà, làm việc lam lũ’, bà nhớ lại.
Ni sư Đàm Thanh mang đến cho những đứa trẻ này một cuộc sống mới. |
Gần 20 năm vun trồng, những trái ngọt đang đến với ni sư Thích Đàm Thanh. Cô bé Yến Nhi năm nào đã bước sang tuổi 17, hiện học lớp 12 chuyên Văn của Đại học Sư phạm Hà Nội. 3 đứa con khác cũng đang theo học các lớp chuyên, chọn dưới Hà Nội. Cậu con trai Khánh Chung và con gái út Ngọc Nhi còn là những vũ công nhí nhiều tiềm năng.
'Tôi cho rằng, việc quan trọng nhất là vun đắp, xây dựng con người. Mình nuôi được đứa trẻ trở thành người có ích là góp thêm bông hoa cho đời’, ni sư xúc động nói.
Nhận nuôi trẻ bị bỏ rơi, từng có thời gian vị ni sư Thích Đàm Thanh bị miệng đời thêu dệt, đổ lên đầu những dị nghị oan trái.