Nền tảng chuyển đổi số Việt Nam sẽ “vừa rộng,ỳvọngtăngtrưởngcạnhtranhsòngphẳngvớurartu vừa sâu”
Ở mảng kinh doanh phần mềm dưới dạng dịch vụ, Base (hay Base.vn) là startup nổi bật trong việc hỗ trợ chuyển đổi số các doanh nghiệp dựa trên nền tảng. Thành lập vào tháng 8/2016, Base là một trong những công ty công nghệ đi đầu trong việc tự phát triển nền tảng quản trị doanh nghiệp.
Chia sẻ với VietNamNetvề tham vọng trong năm mới, ông Nguyễn Thượng Tường Minh, CEO Base cho hay: “Năm 2024, chúng tôi sẽ tiếp tục phát triển nền tảng sản phẩm theo cả chiều sâu lẫn chiều rộng, với mục tiêu giải quyết được nhiều bài toán hơn nữa cho các doanh nghiệp, một cách chuyên sâu và trọn vẹn hơn”.
Bên cạnh đó, theo CEO của Base, mục tiêu của nền tảng này trong năm 2024 là sẽ đưa những công nghệ mới nhất, tiên tiến nhất, những trải nghiệm tốt nhất đến gần hơn với 800.000 doanh nghiệp Việt Nam.
Theo các báo cáo từ Gartner và IDC, doanh thu trên thị trường SaaS (phần mềm dưới dạng dịch vụ) toàn cầu dự kiến sẽ đạt 172,8 tỷ USD. Tại Việt Nam, thị trường cung cấp phần mềm dưới dạng dịch vụ sẽ có quy mô 1,2 tỷ USD vào năm 2024, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 29% trong giai đoạn 2022-2024.
Động lực tăng trưởng chính của ngành SaaS là nhu cầu chuyển đổi số theo chiều sâu trong doanh nghiệp ngày càng tăng cao. Do vậy, các doanh nghiệp có xu hướng đầu tư vào nhiều giải pháp công nghệ SaaS, xây dựng không gian quản trị số và hệ thống dữ liệu nội bộ để quản trị doanh nghiệp toàn diện, tập trung và hiệu quả hơn.
Tăng trưởng 200% bằng thiết bị smart home Việt
Tại Việt Nam, lĩnh vực "smart home" (nhà thông minh) tuy còn mới nhưng thị trường đã có sự phân chia phân khúc khá rõ ràng. Mỗi phân khúc đều có sự xuất hiện của các công ty Việt Nam. Với đặc thù là thiết bị công nghệ, ngành công nghiệp nhà thông minh đang mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trẻ có năng lực nghiên cứu, phát triển sản phẩm.
Theo ông Nguyễn Đức Quý, Tổng giám đốc Vconnex, năm 2023 nhìn chung là một năm đầy thách thức với ngành hàng smart home. Nhưng khó khăn thách thức sẽ tạo ra một lực nén, giúp các đơn vị có sự chuẩn bị kĩ lưỡng và biết tận dụng thời cơ bật lên nhanh chóng.
Tổng giám đốc Vconnex cho hay, năm 2023 công ty đã nghiên cứu phát triển, hoàn thiện 9 sản phẩm mới, đạt mức tăng trưởng trên 20%.
“Chúng tôi rất lạc quan vào một năm 2024 bùng nổ hơn khi mà dải sản phẩm đã phong phú và đặc tính an ninh an toàn của thiết kế sản phẩm đã được ghi nhận”, ông Quý nói.
Nhận định về năm 2024, nhà sáng lập Vconnex cho rằng, thị trường smart home Việt Nam sẽ tăng trưởng đột phá. Điều này đặt trong bối cảnh các thương hiệu smart home Việt đã bước qua những năm đầu loay hoay, bắt đầu có định hướng rõ nét và cách làm sản phẩm, thương hiệu bài bản hơn.
Với góc nhìn đó, Vconnex đặt mục tiêu tăng trưởng 200% trong năm 2024 với chiến lược trọng tâm là thiết kế sản phẩm theo đặc tính an toàn, an ninh, tiết kiệm. Không chỉ dừng lại ở mảng smart home, với lợi thế làm chủ nền tảng IoT chuẩn oneM2M quốc tế, năm 2024 Vconnex cũng sẽ triển khai các dự án nhà máy thông minh, nông nghiệp thông minh, giải các bài toán chuyển đổi số cho doanh nghiệp, Nhà nước để đón đầu làn sóng công nghệ với sự phát triển mạnh mẽ của AI, 5G...
“Chúng tôi tin rằng, với lợi thế về làm chủ công nghệ và am hiểu văn hoá bản địa, Vconnex có thể phát triển sản phẩm cạnh tranh với cả thương hiệu trong nước và quốc tế”, ông Nguyễn Đức Quý chia sẻ.
Trình duyệt và công cụ tìm kiếm Việt cạnh tranh sòng phẳng với Google
Thế giới số đang là không gian mới để tăng trưởng kinh tế, nhưng đồng thời sự phát triển của công nghệ cũng đặt ra nhiều thách thức trong việc bảo đảm an ninh quốc gia, bảo vệ chủ quyền số quốc gia cũng như bảo vệ dữ liệu người dùng.
Do vậy, việc xây dựng các phương tiện, công cụ số hỗ trợ người dân truy cập, khai thác giá trị từ môi trường số một cách an toàn, thuận tiện có vai trò rất quan trọng trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế số và xã hội số.
Trong bối cảnh thế giới số dần trở thành sân chơi riêng của các ông lớn công nghệ, Việt Nam là một trong số ít quốc gia nắm trong tay trình duyệt và công cụ tìm kiếm do doanh nghiệp trong nước tự phát triển.
Đến thời điểm hiện tại, trình duyệt Cốc Cốc của Việt Nam đang có trên 30 triệu người dùng. Chỉ tính riêng công cụ tìm kiếm Cốc Cốc đã thu hút hơn 600 triệu lượt truy vấn hàng tháng.
Theo CEO Cốc Cốc Nguyễn Vũ Anh, với những tiền đề hiện có về sản phẩm và năng lực công nghệ, Cốc Cốc có khát vọng và sẽ dành mọi tâm huyết, nỗ lực phát triển trình duyệt và công cụ tìm kiếm của mình trở thành nền tảng số quốc gia.
Về mặt sản phẩm, trong năm 2024, Cốc Cốc sẽ tiếp tục đầu tư vào AI tạo sinh (Generative AI). Startup này đang hợp tác với một số đối tác công nghệ lớn tại châu Âu để phát triển một mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) tối ưu nhất cho tiếng Việt.
Song song đó, Cốc Cốc sẽ tích hợp mô hình ngôn ngữ lớn vào công cụ tìm kiếm và trình duyệt, khiến các tính năng trở nên thực sự hữu ích, giải quyết các “điểm đau” cụ thể, từ đó mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Mặt khác, Cốc Cốc cũng hướng tới mục tiêu tăng thị phần, đặc biệt là trên thiết bị di động.
Chia sẻ với VietNamNet, CEO Cốc Cốc cho hay, những động thái đẩy mạnh hành lang pháp lý chống độc quyền ở châu Âu và Mỹ là cơ hội để Cốc Cốc cạnh tranh công bằng với các công ty công nghệ lớn trên thế giới.
Người Việt phát triển mô hình ngôn ngữ lớn tiếng ViệtMô hình ngôn ngữ lớn tiếng Việt sẽ thúc đẩy sự phát triển của các trợ lý ảo Việt Nam, đồng thời giúp lưu trữ, phát huy giá trị dữ liệu của người Việt.