- Hơn 400 bạn trẻ từ khắp mọi miền Việt Nam cũng như từ khắp các nền giáo dục trên thế giới đã tụ họp tại Hội thảo Mô phỏng Liên Hợp Quốc Việt Nam (VNMUN) 2016 diễn ra liên tục từ ngày 5/8 đến ngày 7/8 tại Hà Nội.
Một phòng hội thảo của VNMUN 2016 |
VNMUN là một sân chơi tái hiện lại không khí cũng như nội dung bàn thảo tại phiên họp của Liên Hợp Quốc. Đối tượng tham gia là các bạn học sinh,ònghọpLiênHợpQuốcđượctáihiệntạiHàNộkèo nhà sinh viên thông thạo tiếng Anh, quan tâm tới chính trị và các vấn đề xã hội trên toàn cầu.
Hội nghị Mô phỏng Liên Hợp Quốc được đánh giá là một trong những hoạt động ngoại khoá bổ ích với nhiều phiên bản đã được tổ chức thành công ở nhiều quốc gia hay các ngôi trường trên toàn thế giới. Riêng tại Việt Nam, VNMUN là một trong những mô hình cởi mở về đối tượng tham gia: học sinh, sinh viên cả nước đều có thể đăng ký, đồng thời điều phối viên, thành viên Ban Tổ chức đến từ nhiều quốc gia khác nhau.
Mục đích của VNMUN nhằm mong muốn mở rộng tầm hiểu biết của giới trẻ về các vấn đề toàn cầu, phát triển kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình bằng tiếng Anh.
Hội thảo được chia thành nhiều phòng hội đồng khác nhau, mỗi phòng hội đồng đều có các chủ toạ. Các thành viên tham gia sẽ đóng vai đại biểu các nước và cùng nhau tranh luận để tìm ra giải pháp cho các vấn đề toàn cầu.
Các đại biểu gồm học sinh, sinh viên Việt Nam, các du học sinh và các bạn trẻ tới từ nhiều quốc gia trên thế giới |
Cụ thể, hội thảo được bắt đầu bằng bài phát biểu giới thiệu của mỗi nước ở phòng họp Ủy ban của chính họ. Ngay sau đó, các nước có chung một mối quan tâm do Ban Nội dung chọn ra sẽ cùng ngồi và chuyển thể các bản nháp nghị quyết mà các đại biểu phải chuẩn bị trước ngày diễn ra Hội thảo thành một bản nghị quyết hoàn chỉnh.
Một vấn đề có thể có hai nghị quyết và được soạn thảo bởi hai nhóm khác nhau. Trong quá trình này, các nước có thể có nhiều ý kiến khác nhau về cách giải quyết vấn đề, chính vì vậy các đại biểu cần phải vận động hành lang và dùng kĩ năng đàm phán, ngoại giao để có thể đạt được thỏa thuận từ các bên.
Sau khi đọc và kiểm tra lỗi chính tả, ngữ pháp của nghị quyết, chủ tịch của Ủy ban sẽ sắp xếp thứ tự các nghị quyết được đem ra để tranh luận. Mọi thành viên trong Ủy ban đều phải đọc bản nghị quyết và bất kì nước nào có ý kiến thuận hoặc bất bình với điều khoản ở trong nghị quyết sẽ lần lượt giơ thẻ để được mời lên nói. Mục đích chính của các nước là thuyết phục các thành viên khác trong Ủy ban thông qua hoặc bãi bỏ nghị quyết.
Đại biểu đại diện cho Zimbabwe phát biểu tại một phòng họp |
Khuất Minh Thu Giang (trái) là người sáng lập VNMUN và cũng giữ vai trò Tổng thư ký của VNMUN 2016 |
Ahmed Usman, 19 tuổi, nam sinh vừa tốt nghiệp một trường phổ thông ở Hồng Kông là một trong số nhiều bạn trẻ quốc tế tham dự VNMUN năm nay. Ahmed Usman cho biết đã từng tham gia các hội thảo Mô phỏng Liên Hợp Quốc khác ở Hồng Kông cũng như Trung Quốc. Sau hội thảo tại Việt Nam, Usman dự định sẽ tham gia các MUN khác ở các nước châu Á và châu Âu.
Chàng trai gốc Pakistan chia sẻ, MUN là một hoạt động được cô giáo của mình gợi ý nên tham gia để mở rộng hiểu biết về chính trị cũng như các cơ hội giao lưu, học hỏi khác. “Những hội thảo khác mà tôi từng tham gia có quy mô nhỏ hơn. Tôi thấy cách tổ chức của VNMUN rất chuyên nghiệp và có quy mô quốc gia. Ở đây, tôi được giao lưu với các bạn đến từ nhiều nền văn hóa khác nhau” – Usman chia sẻ.
Khi được hỏi cảm nhận như thế nào về Việt Nam, Usman nói rằng Việt Nam là sự tổng hòa giữa quê hương Pakistan và Hồng Kông – nơi cậu đang sinh sống. Nếu như ở Pakistan có rất nhiều không gian rộng lớn thì ở Hồng Kông khá ngột ngạt vì những tòa nhà chọc trời. “Còn ở Việt Nam thì tôi thấy cả những tòa nhà chọc trời và cả những cảnh đẹp thiên nhiên mang lại không khí trong lành và thoáng đãng”.