Điệu nhảy xe cứu hỏa gây 'sốt' trong 'Reply 1988'. Thành công của phim "Reply 1988" góp phần đưa xu hướng retro,ớitrẻHànQuốcngàycàngsốngchậmmuốntrởvềnhữngnăbảng xh fifa trào lưu âm nhạc, thời trang Hàn Quốc cuối thế kỷ 20 trở lại mạnh mẽ trong giới trẻ.
Các xu hướng thời trang vẫn đến rồi đi. Những thứ từng lỗi thời, đột nhiên trở lại thành trào lưu khi con người bắt đầu nhớ và tiếc nuối về một phần quá khứ tươi đẹp.
Nhưng xu hướng retro mới nhất trong giới trẻ Hàn Quốc bùng nổ không phải bởi cảm xúc hoài cổ, mà bởi sự tò mò, khao khát của những thanh thiếu niên sinh ra và lớn lên trong thời đại công nghệ phát triển chóng mặt.
Theo The Korea Herald, hơn cả một câu chuyện thời trang, xu hướng retro của người trẻ xứ sở kim chi còn phản ánh nhiều vấn đề xã hội.
Bộ phim "Reply 1988" lấy bối cảnh chính ở Hàn Quốc vào những năm cuối thế kỷ 20, từng gây sốt tại nhiều nước châu Á. Ảnh: Reply 1988. |
Cơn sốt retro tại khu chợ đồ cũ giữa lòng Seoul
Cơn sốt retro có thể được cảm nhận rõ nhất tại chợ Dongmyo, một trong những chợ trời, bán đồ cũ lớn nhất ở thủ đô Seoul, Hàn Quốc.
Vào một chiều thứ 6, Dongmyo chật kín khi nhiều người đổ về đây mua sắm từ quần áo theo kiểu vintage cho đến các món đồ gia dụng, thiết bị điện đã qua sử dụng, vài thứ trong số đó đã cũ, vỡ.
Theo ông Park Choon-ha, chủ của một cửa hàng quần áo trong khu chợ, lượng khách hàng đổ đến đây tăng gấp 9 lần sau khi Dongmyo được giới thiệu trong một số chương trình truyền hình nổi tiếng.
“Vào ngày cuối tuần, khách có thể đông hơn gấp 6 lần những ngày thông thường”, ông Park nói.
Dongmyo là khu chợ bán đồ cũ lớn nhất tại Seoul. Ảnh: The Korea Herald. |
Áo của cha hay những kiểu áo khoác oversize, mang hơi hướng những năm 80-90 của thế kỷ trước là các mặt hàng bán chạy nhất tại hiệu đồ ông Park.
Trong một góc cửa hàng treo đầy những chiếc áo như vậy, hai sinh viên năm nhất đại học Lee Soo-min và Cheon Ye-Jun đang cố gắng tìm kiếm món đồ ưng ý.
Cầm trong tay chiếc áo khoác màu bạc, Soo-min cho biết cô và bạn đang tìm trang phục để tham dự bữa tiệc có chủ đề retro tại trường vào tuần tới.
“Retro chắc chắn là xu hướng ở thời điểm hiện tại. Tôi đã thấy nhiều người tổ chức tiệc và chụp ảnh theo phong cách này”, nữ sinh cho hay.
Ở những cửa hàng bên đường tại Dongmyo, quần áo cũ được chất thành từng đống trên những tấm nhựa mỏng và có rất đông khách hàng lục lọi để tìm kiếm thứ có thể mua.
Choo Young-seon, một sinh viên ngành thời trang, cho biết ở Dongmyo, anh có thể mua một bộ quần áo hay ho chỉ với giá 3.000 won (khoảng 60.000 đồng).
Trong suốt 5 năm qua, Choo đều đến khu chợ trời này để mua sắm ít nhất 2 lần/tháng. “Hôm nay tôi đã mua khoảng 20 món đồ với giá 30.000 won (khoảng 600.000 đồng). Tất cả đều có một số lỗi vì chúng là đồ cũ, nhưng tôi có thể tự sửa lại”, Choo nói khi chỉ vào những túi đồ lỉnh kỉnh bên người.
Retro và khao khát của những người trẻ
Không chỉ tại Dongmyo, xu hướng retro đang len lỏi vào từng ngõ ngách, con phố cho đến mỗi hashtag trên mạng xã hội ở Hàn Quốc.
#retro hay #new-tro đang là một trong những hashtag hot nhất. Các quán cà phê và nhà hàng lấy cảm hứng từ retro là địa điểm lui tới ưa thích của giới trẻ, đặc biệt những người mê chụp ảnh, vào mỗi dịp cuối tuần.
Ở Ikseon-dong, con phố hippy lớn nhất Seoul, không khó để bắt gặp hình ảnh những người trẻ mặc trang phục đầu thế kỷ 20, chụp ảnh tự sướng trong các con hẻm hay quán cafe, nhà hàng được thiết kế theo phong cách truyền thống của Hàn Quốc.
Giới trẻ Hàn Quốc chụp ảnh theo phong cách retro ở con phố cổ Ikseon-dong. Ảnh: Seoul Pass. |
Giáo sư Kim Nan-do của ĐH Quốc gia Seoul, một trong những tác giả cuốn sách Trend Korea, cho rằng không nên xem retro chỉ là một xu hướng hoài cổ hay tái hiện quá khứ bởi những thứ tưởng như đã cũ này hoàn toàn mới với giới trẻ, những người được sinh ra và lớn lên trong một thời đại khác.
Còn nhà bình luận văn hóa Jung Duk-hyun lý giải xu hướng retro xuất phát từ sự mệt mỏi của thế hệ trẻ khi phải sống trong một thế giới phát triển quá nhanh.
“Đây là một trong những hiện tượng thể hiện sự chống đối hiện tại, một thời đại kỹ thuật số thay đổi quá nhanh. Mọi thứ bị lãng quên chóng vánh và không quá nhiều giá trị đọng lại”, ông Jung nói.
Trong khi đó, dưới góc độ của nhà nghiên cứu tiêu dùng, Choi Ji-hye, ĐH Quốc gia Seoul, hy vọng niềm đam mê của giới trẻ với thời trang cũ sẽ tiếp tục trong thời gian tới.
“Chúng ta không nên hiểu retro là một xu hướng đến rồi đi bởi nó không bắt nguồn từ cảm xúc hoài cổ mà từ sự khao khát. Xu hướng phản ánh cách nhìn của người trẻ với chính thời đại họ đang sống”, bà Choi khẳng định.
Le Hyoung Eun sinh năm 1993, là phiên dịch viên của đài KBS tại Việt Nam. Cô sở hữu vẻ đẹp nhẹ nhàng và giọng nói dễ thương.