GS Nguyễn Đình Đức,áosưđầungànhbănkhoănvềđộtuổinghỉhưnhận định bóng đá ngoại hạng anh hôm nay Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Công nghệ, ĐH Quốc gia Hà Nội, cho hay, trước đây, theo Nghị định số 141/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đại học, về kéo dài thời gian làm việc đối với giảng viên đủ tuổi nghỉ hưu, đối với giảng viên có chức danh phó giáo sư là không quá 7 năm và đối với giảng viên có chức danh giáo sư là không quá 10 năm.
Tuy nhiên, kể từ 15/8/2022, khi Nghị định số 50/2022/NĐ-CP (quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập) có hiệu lực, trong đó thay thế Điều 9 Nghị định số 141/2013/NĐ-CP, đã thay đổi về thời gian kéo dài làm việc đối với đội ngũ này.
Cụ thể, nguyên tắc thực hiện theo Nghị định 50 là việc nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức là không quá 5 năm (60 tháng), tính từ thời điểm viên chức đủ tuổi nghỉ hưu. Điều này theo ông Đức vô hình trung đã làm giảm tuổi nghỉ hưu của các giáo sư và phó giáo sư.
“Bởi nếu theo Nghị định số 141/2013/NĐ-CP, có những giáo sư, phó giáo sư được ký hợp đồng kéo dài thời gian làm việc thêm 7 – 10 năm, tức là được làm việc tới năm 67 – 70 tuổi. Trong khi đó, theo Nghị định số 50/2022/NĐ-CP, các giáo sư, phó giáo sư được ký hợp đồng kéo dài thời gian làm việc thêm 5 năm, chỉ tới 65 tuổi”, GS Đức phân tích.
GS Đức cho rằng, các giáo sư, phó giáo sư là đội ngũ trí thức có trình độ chuyên môn và uy tín cao, là đội ngũ các nhà khoa học đầu ngành. Đây là nguồn nhân lực quý của nhà trường. Nhất là khi hiện nay, đội ngũ này đang chiếm tỉ lệ không lớn trong các trường đại học.
Vì vậy, việc tận dụng và kéo dài tuổi công tác với đội ngũ giáo sư, phó giáo sư là cần thiết và phù hợp. GS Đức cho hay, theo thông lệ quốc tế, hiện nay độ tuổi nghỉ hưu chỉ áp dụng cho đội ngũ làm công tác lãnh đạo, quản lý cấp cao; còn phần lớn các giáo sư, phó giáo sư vẫn là những người đứng đầu ngành, vẫn tiếp tục nghiên cứu và giảng dạy, tiếp tục đảm nhiệm vị trí lãnh đạo chuyên môn chứ không chịu sự ràng buộc của quy định về tuổi nghỉ hưu.
“Giáo sư, phó giáo được coi là những người có uy tín trong các trường đại học và cũng là đội ngũ dẫn dắt các nhóm nghiên cứu, hướng nghiên cứu trong sự phát triển của khoa học công nghệ ở các trường đại học, viện nghiên cứu.
Đội ngũ này không chỉ phát huy năng lực trong nước mà còn tham gia vào các hoạt động hợp tác quốc tế, nên có uy tín và ảnh hưởng nhất định về mặt chuyên môn học thuật trong và ngoài nước.
Đây là yếu tố rất quan trọng để thu hút nhân tài, tập hợp đội ngũ, nhất là các cán bộ trẻ tài năng trong và ngoài nước để từ đó xây dựng và phát triển các nhóm nghiên cứu, trường phái học thuật của trường đại học”.
Cũng theo GS Đức, từ các thống kê về đội ngũ tiến sĩ, phó giáo sư và giáo sư trong nhiều năm nay cho thấy, mặc dù nước ta đã có sự bổ sung hằng năm và cải thiện tích cực cả về số lượng và chất lượng, nhưng tiềm lực khoa học công nghệ này so với các trường đại học trên thế giới còn rất thấp.
“Việc đào tạo được đội ngũ này cũng không hề dễ dàng, không phải ngày một, ngày hai. Ngoài tố chất, còn mất nhiều thời gian, công sức,… Chưa kể, các giáo sư, phó giáo sư trong những lĩnh vực đặc thù như văn hóa, nghệ thuật lại càng quý và hiếm”, GS Đức nêu quan điểm.
Ngoài ra, theo GS Đức, việc này cũng có thể dẫn đến tình trạng "chảy máu chất xám" từ công sang tư.
Bởi đội ngũ giáo sư, phó giáo sư khi hết tuổi quy định buộc phải nghỉ tại các cơ sở giáo dục công lập. Nếu vẫn muốn tiếp tục cống hiến, họ phải làm việc tại các cơ sở giáo dục tư thục. So với các trường đại học công lập, các trường tư thục sẽ có nhiều chính sách thu hút, đãi ngộ hơn (trả lương cao hơn, được giao đảm trách vị trí lãnh đạo bộ môn, khoa…).
Điều này khiến các trường đại học công lập mất dần đội ngũ nhân lực chất lượng cao để mở ngành và duy trình ngành, đặc biệt là các ngành đào tạo sau đại học; mất đi người dẫn dắt các nhóm nghiên cứu, hướng dẫn nghiên cứu sinh… và thậm chí, còn thu hút theo cả những đội ngũ khác.
Theo GS Đức, ngay như ĐH Quốc gia Hà Nội cũng phải chịu ảnh hưởng bởi chính sách này.
“Thực tế, có nhiều giáo sư, phó giáo sư khi hết tuổi lao động nhưng còn đủ sức khỏe, minh mẫn, còn có khả năng giảng dạy, dẫn dắt nghiên cứu và cống hiến tốt, mong muốn tiếp tục làm việc ở các trường đại học, viện nghiên cứu đã từng gắn bó, hoặc tại các cơ sở giáo dục đại học công lập lớn, có uy tín. Song vì những quy định rào cản, nên sau khi đến tuổi nghỉ hưu, buộc phải chuyển ra làm việc ở các đơn vị tư thục”, GS Đức nói.
Theo GS Đức, nhiệm vụ của các đơn vị, cơ quan, bộ ngành không chỉ là tận dụng, phát huy, mà còn phải tạo mọi điều kiện thuận lợi cho đội ngũ trí thức (trong đó có các giáo sư, phó giáo sư) làm việc, cống hiến.
Do đó, GS Đức cho rằng đặc biệt Nhà nước cần cân nhắc về việc quy định tuổi nghỉ hưu đối với giáo sư, phó giáo sư, vì không phải dễ dàng đào tạo được đội ngũ này.
“Những người đủ sức khỏe, mong muốn cống hiến nên tận dụng. Nên để việc nghỉ hưu đối với các giáo sư, phó giáo sư là quyền, chứ không phải là nghĩa vụ bắt buộc.
Đặc biệt, trong bối cảnh tự chủ đại học như hiện nay, các cơ sở giáo dục đại học hoàn toàn có thể làm được điều đó do đó, nên để các trường tự quyết để thu hút đội ngũ giáo sư, phó giáo sư”.
GS Đức cũng cho rằng, Nhà nước cũng nên có chính sách để tạo điều kiện cho các giáo sư, phó giáo sư được tiếp tục làm quản lý cấp chuyên môn như chủ nhiệm bộ môn, trưởng nhóm nghiên cứu, trưởng phòng thí nghiệm… tại các tổ chức khoa học then chốt.