Nhiều điển hình khởi nghiệp sáng tạo
Thực hiện định hướng của tỉnh,ảngNinhtạobệphóngthúcđẩykhởinghiệpsángtạkèo nhà cái hôm hướng đến phát triển kinh tế bền vững, đầu năm 2022 anh Nguyễn Hữu Hoàng - Phó Giám đốc Công ty CP Nhựa HBC đầu tư máy móc, thiết bị, công nghệ để sản xuất nhựa HDPE. Với dây chuyền hoàn toàn tự động, đây là đơn vị đầu tiên trên địa bàn sản xuất loại phao nổi HDPE hai lớp bảo vệ là nhựa nguyên sinh và nhựa tái sinh, hướng đến kinh tế tuần hoàn.
Đến nay, công ty đã sản xuất, tiêu thụ, cung ứng trên 15.000 sản phẩm phao HDPE ra thị trường. Anh Hoàng không chỉ được trao giải Nhất cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo tỉnh Quảng Ninh năm 2022, mà còn là 1 trong 4 doanh nhân ở Quảng Ninh vào Top 100 doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc năm 2023.
Cũng được vinh danh Top 100 doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc năm 2023, anh Phạm Thanh Nhàn - Giám đốc Công ty CP Phát triển công nghệ Cyberlogistics Việt Nam (TP.Hạ Long) được biết đến với quyết định khởi nghiệp bằng việc ứng dụng công nghệ thông tin để tháo gỡ những khó khăn trong lĩnh vực logistics.
Để phục vụ công tác quản lý, điều hành hoạt động xếp dỡ, giao nhận và lưu kho hàng hóa tại cảng, anh Nhàn xây dựng phần mềm Cyberlogs Terminal. Toàn bộ quy trình xếp dỡ, giao nhận và lưu kho hàng hóa đều được số hóa trên hệ thống, đồng thời đảm bảo an ninh, an toàn hàng hóa thông qua việc kiểm soát bằng hệ thống camera giám sát, thiết bị GPS kết nối online với máy tính và điện thoại thông minh. Năm 2021, Cyberlogistics Việt Nam trở thành doanh nghiệp đầu tiên tại Quảng Ninh được Bộ KH&CN cấp giấy chứng nhận trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Top 100 doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc năm 2023 còn có anh Đỗ Phúc Quyết - Giám đốc Công ty Cổ phần Bất động sản Happy Group; anh Phạm Văn Đức - Giám đốc công ty TNHH Máy tính Quảng Ninh. Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Ninh cũng ghi nhận nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp thành công khác, được nhận giải thưởng, đóng góp tích cực cho địa phương như HTX Dịch vụ nông nghiệp chất lượng cao Hoa Phong, Công ty TNHH Phát triển Điện máy Thiên Long, Công ty CP Đào tạo và Phát triển doanh nghiệp SIC…
Thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp
Theo Sở KH&CN Quảng Ninh, thời gian qua Quảng Ninh đã thực hiện nhiều giải pháp đột phá để thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp sáng tạo. Tỉnh chú trọng tạo lập hệ sinh thái khởi nghiệp với mong muốn phát triển hạ tầng vườn ươm doanh nghiệp, kết nối nguồn lực; phát triển tư duy đổi mới sáng tạo, ý tưởng kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp trong giới trẻ; xây dựng văn hóa khởi nghiệp trong cộng đồng.
Tỉnh đã ban hành kế hoạch hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo giai đoạn 2017-2020; Nghị quyết 148/2018/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, những chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp thành lập và phát triển cũng được đẩy mạnh triển khai như tạo điều kiện về giải quyết thủ tục hành chính, vay vốn ưu đãi, tư vấn hỗ trợ pháp lý, thuế… Hằng năm, các cơ quan chức năng của tỉnh luôn dành thời gian để tiếp xúc, lắng nghe, giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc từ phía doanh nghiệp.
Hiện nay, Quảng Ninh là một trong số ít địa phương thành lập, duy trì hoạt động hiệu quả của CLB Đầu tư khởi nghiệp Quảng Ninh và 10 CLB khởi nghiệp tại 14/14 địa phương trong tỉnh với gần 500 thành viên. Các cơ sở giáo dục trên địa bàn như Đại học Hạ Long, Đại học Ngoại thương cơ sở Quảng Ninh, Đại học Công nghiệp Quảng Ninh cũng thành lập CLB sinh viên sáng tạo khởi nghiệp… Các CLB trở thành điểm hẹn gặp gỡ, giao lưu, trao đổi của thanh niên, doanh nhân trẻ cùng niềm đam mê, khát vọng khởi nghiệp.
Việc kết nối hỗ trợ khởi nghiệp cũng được quan tâm qua các cuộc thi, các hội nghị, hội thảo, diễn đàn có sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp, các chuyên gia, nhà đầu tư, quỹ đầu tư…
Đáng chú ý, hiện nay các sở, ngành chức năng của tỉnh đang gấp rút đề ra nhiều giải pháp cụ thể để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, trong đó nổi bật là hoàn thiện Đề án Phát triển doanh nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
Đề án đề ra mục tiêu tiếp tục phát triển; ứng dụng mạnh mẽ khoa học và công nghệ; đổi mới sáng tạo để trở thành động lực then chốt phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững; từ đó tạo bước phát triển đột phá về lực lượng sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh, đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh” theo hướng bền vững dựa vào 3 trụ cột là thiên nhiên, con người, văn hóa, kết hợp với xu thế hòa bình, hợp tác, hội nhập và cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, góp phần xây dựng Quảng Ninh trở thành tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại, là một trong những trung tâm phát triển năng động, toàn diện của khu vực phía Bắc.
Giai đoạn 2021-2025, Quảng Ninh phấn đấu xây dựng 40 doanh nghiệp khoa học và công nghệ, doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo. Đồng thời, xây dựng và đưa vào hoạt động trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh, coi đây là nơi ươm mầm, đào tạo nhân lực, phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp.
N.H