Nhân dịp năm mới 2013,ủtịchnướcBiểnĐônglàvấnđềViệtNamluônquantâclb fenerbahce trên cươngvị người đứng đầu Nhà nước, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trả lời phỏng vấn Thôngtấn xã Việt Nam.
Chủ tịch nước trả lời phỏng vấn báo chíPV: Thưa Chủ tịch nước, năm 2012, ngoại giao Việt Nam có hàngloạt sự kiện hợp tác song phương và đa phương sôi nổi. Kết quả của những hoạtđộng đó như thế nào?
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Năm 2012, Việt Nam nhấn mạnh chủ trương mới và quan trọng trongđối ngoại: Việt Namkhông chỉ hội nhập kinh tế, mà còn hội nhập quốc tế một cách sâu rộng và toàndiện, cả về chính trị.
Mặc dù tình hình kinh tế đất nướctrong năm qua còn nhiều khó khăn, tình hình quốc tế và khu vực có nhiều diễnbiến phức tạp, nhưng do chính sách đối ngoại đúng đắn, bạn bè quốc tế tiếp tụctin tưởng, ủng hộ sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước của Việt Nam. Vốn ODA cơbản không giảm so với những năm trước, vốn FDI đăng ký mới thấp hơn nhưng phầnvốn thực hiện vẫn xấp xỉ năm trước, góp phần duy trì phát triển trong điều kiệnhết sức khó khăn, tiếp tục củng cố vai trò và vị trí của Việt Nam trên trườngquốc tế.
Lập trường của Việt Nam trong việcbảo vệ chủ quyền biển đảo được bạn bè quốc tế chia sẻ, ủng hộ. Năm qua, đã cóhơn 30 đoàn khách gồm nguyên thủ, người đứng đầu Nhà nước, Chính phủ, các cơquan lập pháp của các quốc gia đã đến thăm, làm việc với Việt Nam và đều kỳvọng về sự hợp tác trước mắt và lâu dài với nước ta. Đó là những quan hệ hợptác có lợi cả trên bình diện song phương và đa phương...
PV: Thưa Chủ tịch nước, các quốc gia Đông NamÁ giữ vị trí như thế nào trong chính sách đối ngoại của Việt Nam?
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Việt Nam luôn xác định là thành viêntích cực và có trách nhiệm của ASEAN. Đảm nhiệm Chủ tịch luân phiên ASEAN cũngnhư khi là thành viên bình thường, Việt Nam luôn có những việc làm, sángkiến góp phần củng cố sự đoàn kết và thúc đẩy xây dựng cộng đồng ASEAN, đượccác thành viên ASEAN cùng các nước tán thành.
Những nước lớn trong quan hệ đốitác với ASEAN, cũng rất coi trọng quan hệ với Việt Nam, quyết định nâng tầmquan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam, và qua Việt Nam để khẳng định quan hệvới khu vực Đông Nam Á.
Chúng ta quan hệ đa phương, chú ýphát triển quan hệ với các nước lớn, nhưng luôn đặc biệt coi trọng quan hệ vớiASEAN. Đây là chủ trương nhất quán trong quan hệ với các nước láng giềng. Tôimuốn hỏi lại, bạn có coi trọng quan hệ với hàng xóm của mình không ?
PV: Hiện nay chủ đề Biển Đôngđang được chú ý tại các diễn đàn trong nước và quốc tế. Quan điểm của Việt Namvề vấn đề này như thế nào, thưa Chủ tịch?
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Biển Đông là chủ đề Việt Namluôn quan tâm, ASEAN và nhiều nước trên thế giới có quan hệ lợi ích gắn vớiBiển Đông cũng rất chú trọng. Việt Nam đã tuyên bố và khẳng định rấtrõ ràng lập trường của mình: tranh chấp về chủ quyền ở Biển Đông phải được giảiquyết bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế trong đó cóCông ước Luật Biển 1982.
Giữa Trung Quốc và ASEAN đã kýthỏa thuận về DOC. Hai bên cũng đã thỏa thuận việc xây dựng bộ quy tắc ứng xửtrên Biển Đông COC, nâng những nguyên tắc đó lên cao hơn, có tính pháp lý ràngbuộc. Tuy nhiên, chúng ta chủ trương tất cả những vấn đề đó phải được giảiquyết hòa bình, hữu nghị, không dùng vũ lực, để Biển Đông thực sự hoà bình, ổnđịnh, an ninh, an toàn và tự do hàng hải.
Trung Quốc cũng tuyên bố như vậyvới ASEAN. Trên thực tế, các vấn đề diễn ra về cơ bản là cũng theo các nguyêntắc và phương châm như trên. Tuy nhiên, vẫn có những va chạm nhất định trênBiển Đông mà chúng ta đã chứng kiến trong năm qua.
Tôi một lần nữa nhấn mạnh, giảiquyết tháo gỡ vấn đề này phải tuân thủ nguyên tắc luật pháp quốc tế và thựchiện theo phương châm hòa bình, hữu nghị giữa các bên liên quan. Những nguyêntắc này, không chỉ Trung Quốc và ASEAN công nhận, mà cộng đồng quốc tế, nhất lànhững nước quan tâm và có lợi ích ở Biển Đông, cũng thừa nhận và ủng hộ. Việt Nam luôn khẳngđịnh nguyên tắc này trên các diễn đàn, hội thảo...
PV: Thưa Chủ tịch nước, cũng tuyên bố chủ quyền với quần đảo Trường Sa,Philippines và Brunei có đồng tình với Việt Nam trong việc xử lý vấn đề BiểnĐông?
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Không chỉ Philippines, Brunei mà cảMalaysia, Indonesia và nhiều nước khác trong ASEAN, tuy không có lợi ích trựctiếp ở Biển Đông, cũng ủng hộ những quan điểm đó. ASEAN lấy đồng thuận làmnguyên tắc hoạt động, nghĩa là tất cả các thành viên đều thống nhất trong vấnđề này. Đó là quan điểm, nguyên tắc chung của tất cả các thành viên ASEAN; làcơ sở quan trọng để Việt Namcũng như cộng đồng ASEAN đi đến đàm phán với Trung Quốc hiện nay và tương lai.
PV: Chúng ta chủ trương giữ vữngchủ quyền biển đảo bằng con đường ngoại giao hòa bình, nhưng tình hình biển đảoở Biển Đông thời gian qua khiến người dân chưa an tâm. Chủ tịch nước có thôngđiệp gì đối với người dân về vấn đề này?
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Người dân lo lắng, bức xúc về tìnhhình Biển Đông là đúng. Đó là lòng yêu nước và tinh thần độc lập đã được traochuyền qua bao thế hệ. Đảng và Nhà nước ta chủ trương như thế nào cũng phảitrên cơ sở lòng dân làm gốc. Lợi ích của Việt Nam trên Biển Đông được luật phápquốc tế thừa nhận và bảo vệ theo Công ước Luật Biển 1982.
Chúng ta sẽ dựa vào luật phápquốc tế, lấy đó làm cơ sở và sức mạnh để bảo vệ lợi ích, chủ quyền quốc gia củamình. Chúng ta đấu tranh mềm dẻo nhưng cũng đồng thời phải thường xuyên chủđộng củng cố mặt trận quốc phòng an ninh, nâng cao cảnh giác trước mọi diễnbiến ở khu vực, kiên quyết bảo vệ bằng được chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng củaTổ quốc mình.
PV: Việt Namlà một quốc gia tham gia đàm phán tương đối sớm Hiệp định thương mại xuyên TháiBình Dương - TPP. Việt Nam đã tính đến những lợi ích về kinh tế và chính trịtrong tương lai với TPP như thế nào, thưa Chủ tịch?
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Trước khi chúng ta tham gia khu vựcthương mại tự do ASEAN (AFTA), nhiều người lo sợ Việt Nam sẽ bị thua thiệt. Thực tế đãkhông hẳn diễn ra như thế. Quan trọng là vì chúng ta đã chuẩn bị thực lực đểgiành thắng lợi trong hội nhập. Vừa chuẩn bị thực lực vừa hội nhập. Do đó kinhtế của Việt Namđã phát triển mạnh mẽ, toàn diện trong một thời gian dài. Khi chúng ta tham giaWTO cũng vậy, ở quy mô toàn cầu, chúng ta lo ngại sức mạnh của những nền kinhtế lớn sẽ chèn ép kinh tế Việt Nam.Thế nhưng, sau khi vào WTO, kinh tế Việt Nam còn có điều kiện phát triểnhơn...
Những suy giảm kinh tế thời giangần đây không phải do WTO mà do những nguyên nhân chủ quan và sự yếu kém củachính chúng ta, đòi hỏi chúng ta phải tái cơ cấu lại nền kinh tế và điều chỉnhchính sách để kinh tế vĩ mô ổn định.
Muốn phát triển, chúng ta phải mởcửa với thế giới. Tham gia TTP là nằm trong chủ trương này. Điều quan trọng làchúng ta phải rút kinh nghiệm từ AFTA và WTO để làm tốt việc chuẩn bị. Nếukhông, thắng lợi khó đạt được mà thất bại cũng khó tránh. Tôi cho rằng thắnglợi hay thất bại là do chính nội lực chủ quan của chúng ta. Mỗi doanh nghiệp,mỗi địa phương, mỗi bộ ngành và toàn quốc phải chuẩn bị thật kỹ lưỡng trong quátrình hội nhập, tham gia TPP trong tương lai.
PV: Thưa Chủ tịch nước, vị trí của Việt Nam trong bảng xếp hạng tín nhiệmgần đây bị tụt xuống so với những năm trước. Phải chăng Việt Nam chưa tận dụng,khai thác hết những lợi thế của mình trong quá trình hội nhập quốc tế?
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Thông thường, để phát triển kinh tế,tăng trưởng GDP thì phải đầu tư vốn. Có một tương quan tỷ lệ giữa vốn đầu tư vàtốc độ tăng trưởng. Tỷ lệ này càng cao thì đồng nghĩa với hiệu quả sử dụng vốnkém. Ở nước ta tỉ lệ đó có khi lên đến 5-6. Tức là chi phí của Việt Nam gấp rưỡihoặc gấp đôi các nước có trình độ phát triển tương đương. Tình trạng đó tồn tạitrong nhiều năm, dẫn đến một lượng vốn đưa vào đầu tư lớn nhưng hiệu quảthấp...
Đại hội XI của Đảng chủ trươngphải đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế, sắp xếp lại doanhnghiệp nhà nước, hệ thống ngân hàng... cùng một loạt công việc để giải quyếtnhững hạn chế đó nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, tăng trưởng kinh tế nhanh, bềnvững.
Chủ trương là như vậy, nhưng đểthực hiện đạt kết quả đòi hỏi nỗ lực cao của tất cả các cấp, các ngành, các địaphương, từng doanh nghiệp. Tôi hy vọng và kêu gọi những nỗ lực như thế phảiđược thực hiện mạnh mẽ trong thời gian tới.
PV: Thành công của các nước xung quanh Việt Nam dựa chủ yếu vào 3 lĩnh vực thenchốt: cơ sở hạ tầng; tính cạnh tranh quốc tế của doanh nghiệp; và tính hiệu quảcủa bộ máy nhà nước. Việt Nam sẽ có sự lựa chọn nào vì mục tiêu phát triển,thưa Chủ tịch?
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Chúng ta đã xác định phải thực hiệntốt 3 yếu tố: phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vàhoàn thiện thể chế kinh tế. Vấn đề là phải tổ chức thực hiện sao cho tốt.
Về hạ tầng, rõ là sau 25 năm đổimới, chúng ta có nhiều thành tựu, nhưng muốn phát triển cao hơn trong giai đoạntiếp theo, không thể chấp nhận hạ tầng như hiện nay. Đường bộ chẳng hạn. Nhấtđịnh phải có hệ thống xa lộ đúng nghĩa. Hệ thống cảng biển cũng vậy. Đặt cạnhnhững nước tiên tiến trong ASEAN, chi phí cho một đơn vị hàng hóa tại cảng củachúng ta trung bình cao gấp đôi họ. Như vậy thì làm sao cạnh tranh? Chính vìvậy, phải đẩy nhanh tốc độ phát triển kết cấu hạ tầng. Chủ trương đã có và nóinhiều rồi. Bây giờ là phải triển khai việc này.
Cạnh tranh quốc tế của các doanhnghiệp phải được quan tâm hơn nữa. Không phải vì mở cửa làm một số doanh nghiệpchúng ta cạnh tranh kém, mà do chính những yếu kém của chúng ta. Tại sao ngườita mở cửa cho anh bán hàng, anh không làm được cho tốt? Để khi người ta cũngbán hàng như mình, nhưng năng lực cạnh tranh tốt hơn, lại đổ cho sự "mởcửa" đó là không được. Yếu kém có phần quan trọng là do chất lượng nguồnnhân lực còn thấp, điều này không chỉ là do các doanh nghiệp đâu, mà còn dochính chúng tôi, những người điều hành, lãnh đạo đất nước, khi chưa tạo ra đượcmôi trường kinh doanh, chưa đào tạo được nguồn nhân lực chất lượng cao thuậnlợi cho doanh nghiệp.
Về thể chế, chúng ta đang sửađổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992. Sau khi được Quốc hội thông qua cuối năm 2013,thì một loạt các văn bản pháp luật sẽ được sửa đổi, bổ sung để cụ thể hoá vàthực hiện theo bản Hiến pháp mới được ban hành. Trong đó, quan trọng là hoànthiện thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Lượng côngviệc thực hiện rất lớn.
Chúng ta đừng quên, đến năm 2015,tự do hóa thương mại không chỉ trong ASEAN mà còn là với cả Trung Quốc, một nềnkinh tế khổng lồ, lớn thứ 2 thế giới hiện nay. Đến những năm 2017-2018 sẽ tự dothương mại hoàn toàn giữa Việt Namvà các thành viên của WTO. Lúc đó quan hệ doanh nghiệp các nước sẽ hoàn toànsòng phẳng, theo những cam kết khi gia nhập WTO, chứ không thể "ngăn sông,cấm chợ" được nữa...
Nhân tố chủ quan bên trong cầnđược rà soát và nâng cao năng lực cạnh tranh một cách khẩn trương ở từng doanhnghiệp, địa phương, ngành và toàn bộ nền kinh tế. Kể cả lãnh đạo các cấp từTrung ương đến địa phương cũng phải soát xét lại "hành trang" củamình, đảm bảo cho công cuộc hội nhập có được hiệu quả cụ thể, có thể nhìn và sờthấy được.
PV: Thưa Chủ tịch nước, những sản phẩm công nghiệp của chúng ta chưađạt được tính cạnh tranh như mong muốn. Có phải chúng ta đang gặp vấn đề trongviệc kiểm soát và phân phối nguồn lực không?
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Kiểm soát và phân phối nguồn lực thìkhông chỉ quan tâm tới lĩnh vực công nghiệp, mà kể cả nông nghiệp và dịch vụ.Làm sao để không bị thất thoát, lãng phí về vốn, về tài nguyên, về con người...Có những nơi, đáng ra nguồn lực được phân phối thì sẽ phát huy tác dụng tốthơn, nhưng lại không có, và ngược lại.
Chúng ta phải tính toán lại. Làmthế nào thực hiện đúng quy luật của kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhànước, để nguồn lực có thể chảy vào những nơi có hiệu quả cao nhất. Đó chính làtrách nhiệm của Nhà nước trong việc quản lý, thực thi, xây dựng các cơ chế,chính sách, luật pháp để tạo ra môi trường kinh doanh, điều chỉnh các nguồn lựcmột cách hợp lý. Tôi đặc biệt nhấn mạnh đến vấn đề cải cách thủ tục hành chínhvà phòng chống tham nhũng, lãng phí phải thực sự có hiệu quả, tạo điều kiện đảmbảo việc phân phối các nguồn lực một cách chính xác.
PV: Thời điểm hiện nay, GDP của Việt Nam không cao, nhưng dư luận quốctế cho rằng Việt Nam đang đặt nền móng, chuẩn bị cho một giai đoạn, quá trìnhphát triển mới. Thưa Chủ tịch nước, nền kinh tế Việt Nam sẽ như thế nào trongvài năm tới, với những chính sách mà chúng ta đã và đang thực hiện?
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Hiện nay, yếu kém của kinh tế Việt Nambiểu hiện rõ nhất là lạm phát cao, nhập siêu lớn... Chất lượng tăng trưởngnhững năm qua là tăng trưởng chiều rộng; trông chờ vào vốn chứ không phải dựavào năng suất lao động, hay công nghệ tiên tiến. Tình trạng này không thể đểkéo dài, nên chúng ta phải điều chỉnh và cơ cấu lại, chuyển dần tăng trưởngtheo chiều sâu, nâng cao chất lượng và năng suất lao động, sử dụng công nghệtiên tiến...
Khi tiến hành tái cấu trúc nềnkinh tế, phải chấp nhận là GDP thấp nhưng cũng phải giữ khoảng 5%/năm. Thấp hơnnữa thì nguy hiểm, thất nghiệp sẽ cao, phấn đấu dần đưa tốc độ tăng trưởng lên7-8%/năm và ổn định kinh tế vi mô. Làm được điều đó không chỉ cải thiện đờisống, mà còn là ổn định chính trị, xã hội.
PV: Đồng thời cũng là một đại biểu Quốc hội, Chủ tịch nước đánh giá nhưthế nào về sự tin tưởng của nhân dân đối với chế độ?
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Nhân dân Việt Nam đã tin tưởng, gắn bó với Đảngvà chế độ hơn 80 năm qua, kể cả những lúc khó khăn nhất. Niềm tin đó đang bịthách thức và suy giảm do tệ tham nhũng, lãng phí, suy thoái đạo đức lối sốngcủa một bộ phận cán bộ, đảng viên.
Nhưng tôi tin, nhân dân bao dungvẫn tin và kỳ vọng vào Đảng nếu Đảng kịp thời chỉnh đốn, sửa chữa những yếu kém,khuyết điểm trong bộ máy của mình. Tuy vậy, không được lạm dụng lòng tin củanhân dân. Mỗi một cán bộ, chức càng cao, quyền càng to thì trách nhiệm trước sựsuy giảm niềm tin của nhân dân vào Đảng càng lớn.
Khắc phục những khuyết điểm hiệnnay còn là để khẳng định vai trò, trách nhiệm của Đảng với tương lai của đấtnước và sự trường tồn của dân tộc như Đảng ta đã làm trong suốt gần một thế kỷđã qua.
PV: Thưa Chủ tịch, năm qua, tính cởi mở và dân chủ đã được thể hiện rấtrõ trên các diễn đàn thảo luận về những vấn đề hệ trọng của đất nước. Chủ tịchnước đánh giá như thế nào về nhận định này?
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Tôi thấy rất rõ, hoạt động của cáccơ quan Đảng, Nhà nước ngày càng được người dân quan tâm. Qua những cuộc tiếpxúc cử tri gần đây, tôi thấy người dân đánh giá cao hoạt động của Quốc hội. Vớitư cách là cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước, Quốc hội đã ngày càng đápứng được nhiệm vụ và vai trò, nhất là việc thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhândân.
PV: Thưa Chủ tịch, Nghị quyết Trung ương 4 đã được ban hành gần 1 năm.Trong đó, Nghị quyết đã khẳng định, có một bộ phận không nhỏ đảng viên suythoái, nhưng kết quả thực hiện nghị quyết vừa qua chưa cao. Xin Chủ tịch nướcđánh giá về vấn đề này?
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Chúng tôi được hỏi câu này nhiềulắm, có người khen, người chê. Vấn đề này, xin khẳng định là phải kiên trì tiếnhành, không lùi bước, không thể không làm, nhưng không thể chỉ một lần, một sớmmột chiều mà giải quyết ngay được.
Thực tế là vậy, không nên chánnản. Chúng ta phải nhận thức cho đúng, phải hết sức kiên trì, liên tục tiếnhành công cuộc xây dựng Đảng. Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về lấy phiếu, bỏphiếu tín nhiệm hàng năm. Đó chính là dân chủ hóa. Điều quan trọng là phải làmthực chất, phải có cơ chế kiểm tra chống lại hiện tượng “vận động,” “muaphiếu.” Trung ương Đảng cũng có chủ trương bỏ phiếu tín nhiệm tương tự và Mặttrận Tổ quốc cũng sẽ có cơ chế tham gia giám sát đội ngũ cán bộ.
PV: Thưa, Chủ tịch nước có thường xuyên nhận được những thư từ của côngdân?
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Thư thì hàng ngày tôi nhận được rấtnhiều, trên tất cả các lĩnh vực, từ những chuyện rất cụ thể của cuộc sống hàngngày đến những công việc lớn lao của đất nước, tôi chú ý đến những bức thư chânthực, tâm huyết, xây dựng. Nhiều bức thư rất cảm động, hữu ích, thậm chí có tácdụng trực tiếp đến chính sách của nhà nước, và tôi không thể nói điều gì khácngoài lòng cảm ơn chân thành.
PV: Sau hơn 1 năm ở cương vị là người đứng đầu Nhà nước, đã có những vụviệc nào về bức xúc của nhân dân để lại cho Chủ tịch băn khoăn, trăn trở nhiềunhất?
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Tôi nghĩ rằng, bức xúc thì nhiều,nhưng tựu trung lại mấy vấn đề lớn là làm thế nào trong năm mới, chúng ta tậptrung giải quyết những vấn đề về dân sinh và kinh tế cho tốt hơn.
Đến doanh nghiệp thì được nghekiến nghị thiếu vốn, bất cập vướng mắc nhiều quá; gặp người lao động thì đượcphản ánh về thiếu việc làm, thu nhập thấp, tình trạng tiêu cực, tham nhũng...
Sắp tới, phải làm sao vừa giảiquyết tốt hơn vấn đề dân sinh kinh tế, vừa phải giải quyết tốt hơn vấn đề quốcphòng an ninh đất nước, giữ vững chủ quyền quốc gia và triển khai toàn diệncông tác đối ngoại theo đường lối Đại hội XI của Đảng.
Mình mong dân tin Đảng, nhưng vẫncòn nhiều người mất việc, không có việc làm, nghèo đói; tham nhũng, lãng phíkhông kiên quyết ngăn chặn có hiệu quả thì làm sao tin ? Băn khoăn, trăn trởnhiều lắm !
PV: Thưa Chủ tịch nước, bước sang năm mới, Chủ tịch có thông điệp gìgửi đến toàn thể nhân dân?
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Chúng ta đã bước sang năm thứ 3 thựchiện kế hoạch 5 năm của Đại hội Đảng XI. Chúng ta đang quyết tâm thay đổi, táicấu trúc nền kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô để phát triển ngày càng bền vữnghơn, chất lượng hơn, hiệu quả hơn. Từ đó đảm bảo mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trởthành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Trong 2 năm qua, kể cả năm 2013,chúng ta vẫn phải trải qua giai đoạn tái cơ cấu lại nền kinh tế, chấp nhận mứcđộ tăng trưởng thấp hơn giai đoạn trước; nhưng đồng thời phải thay đổi chấtlượng tăng trưởng của nền kinh tế, chuẩn bị tiền đề cho những giai đoạn sau.
Vì thế, tôi mong rằng đồng chí,đồng bào cả nước hết sức nỗ lực phấn đấu trên mỗi cương vị khác nhau của mìnhđể thực hiện tốt, thành công những mục tiêu mà chúng ta đã đề ra. Tôi tha thiếtmong nhân dân ta ấm no, hạnh phúc, đất nước ta hoà bình, thịnh vượng...
Xin trân trọng cảm ơn Chủ tịch nước!
Theo TTXVN