Trọn bộ Kính vạn hoa của NXB Kim Đồng bị in lậu nhìn rất xộc xệch,ẻemhaybấtkỳaiđềuxứngđángđượccầmtrêntaysáchthậtỷ số bóng đá brazil hôm nay nhòe nhoẹt, gia công tạm bợ xấu xí, keo dán lồi lõm, bong tróc,...
Vấn nạn sách giả, sách lậu
Thời gian gần đây, NXB Kim Đồng liên tục phát hiện những cuốn sách mà mình đã ký bản quyền xuất bản với tác giả bị in lậu và làm giả với số lượng lớn. Đó là bộ sách văn học kinh điển Kính vạn hoa dành cho lứa tuổi học trò của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh; sách 90% trẻ thông minh nhờ cách trò chuyện đúng đắn của cha mẹ trong tủ sách Làm cha mẹ, và các bộ truyện tranh Doraemon, Thám tử lừng danh Conan…
NXB Kim Đồng cho hay, sự phát triển của internet và cùng với đó là môi trường thương mại điện tử khiến vấn nạn sách giả, sách lậu càng trở nên nhức nhối. Nếu trước đây, sách giả - sách lậu trà trộn với sách thật, bày bán tại các cửa hàng, sạp báo nhỏ lẻ hoặc xa trung tâm, vùng sâu, vùng xa thì hiện nay, sách giả, sách lậu được bán công khai, cung cấp trên toàn quốc qua hệ thống bán lẻ online.
"Người bán sách lậu sử dụng tài khoản ảo trên các mạng xã hội để bán sách giả, sách in lậu với mức giá các nhà xuất bản chân chính, không thể cạnh tranh nổi. Họ ngang nhiên sử dụng hình ảnh sách thật của các nhà xuất bản để quảng cáo để lừa người mua. Người mua nhìn ảnh sách thật và bị hấp dẫn bởi chiết khấu quá cao, giá bán rẻ mà đăng ký mua để nhận được sản phẩm giả", bà Giáng Ngọc - đại diện truyền thông NXB Kim Đồng chia sẻ.
Theo thông tin từ Alpha Books, hàng trăm ngàn bản sách của đơn vị này bị làm giả, bị in lậu và bày bán công khai ở các nhà sách (tại Hà Nội đường Nguyễn Xí, Phạm Văn Đồng, Trần Quốc Hoàn, Đường Láng,... và nhiều tỉnh, thành).
Các cuốn sách best-seller như: Đắc nhân tâm, Quẳng gánh lo đi, Hành trình về phương đông và bộ sách của Nguyên Phong, bộ 18 cuốn Hạt giống tâm hồn, Nghĩ giàu làm giàu, Dám nghĩ lớn... thậm chí bị từ 10-17 nơi in lậu, làm giả cùng một lúc.Thống kê mới nhất, First News - Trí Việt cho hay, có hơn 480 đầu sách bị in lậu, làm giả dưới mọi hình thức và một đầu sách bị hàng chục nơi in lậu làm giả, cạnh tranh đua nhau giảm giá.
Sách giả- sách lậu đang 'giết chết' sách thật
"Chúng tôi đã kiên trì thâm nhập, đặt sách nhiều lần ở các trang bày bán quảng cáo trên mạng suốt sáu tháng qua và nhận được toàn sách giả, sách kém chất lượng, sai sót từ những trang bán sách này. Một ngày họ vận chuyển giao hàng sách giả ngày đêm với số lượng rất lớn, vì lợi nhuận rất nhiều” - ông Nguyễn Văn Phước đại diện First News - Trí Việt cho biết.
"Chúng tôi cũng đã làm việc với các cơ quan chức năng để sớm truy tố những kẻ sản xuất, mua bán sách giả, sách lậu trước pháp luật" - ông Phước nói.
Sách giả- sách lậu đang 'giết chết' sách thật. |
Trong khi đó, bà Giáng Ngọc dùng từ 'kêu cứu', 'tố cáo' khi chia sẻ về vấn đề này bởi, sách lậu đang làm tổn hại đến quyền lợi chính đáng của các tác giả chân chính – những người đã bằng tài năng, kiến thức, kinh nghiệm sống của mình cống hiến trọn đời cho niềm đam mê đọc sách của nhân loại - thế nhưng lại không hề được hưởng nhuận bút.
"Sách lậu gặm nhấm, mài mòn sức lực từng biên tập viên, từng họa sĩ minh họa, chế bản, trình bày, người phụ trách in ấn. Một cuốn sách biên tập viên mất cả 10 năm theo đuổi, các họa sĩ lên phác thảo trình bày hoàn thiện hàng năm trời, được chế bản công phu, gia công in ấn cầu kỳ, bỗng biến thành một cuốn sách lậu – một sản phẩm thứ cấp bìa xộc xệch, màu phai, được in chữ mờ chữ tỏ. Sách văn chương đứt mạch cảm xúc; sách kiến thức, giáo dục mất chữ, mất dòng.
Hãy hình dung hậu quả khôn lường của một cuốn sách y khoa in sai đơn thuốc; hay sách tranh cho in cho trẻ em mà dùng mực in kém chất lượng và không an toàn…
Sách lậu gây tổn hại đến quyền lợi của bạn đọc – những người bằng tình yêu với sách xứng đáng được tôn trọng bằng chất lượng in ấn và yên tâm rằng giá trị bản sách họ cầm trên tay đã có nhuận bút dành cho những người làm ra chúng.
Sách của NXB Kim Đồng, đối tượng chính là bạn đọc nhỏ tuổi, lại là một trong các sách bị làm giả nhiều nhất, làm ảnh hưởng không chỉ đến NXB, mà cả đến thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước. Tôi tha thiết đề nghị các cơ quan chức năng, các cơ quan quản lý, báo chí truyền thông, các nhà xuất bản cùng lên tiếng, chung tay đẩy lùi nạn sách giả, sách lậu, sách kém chất lượng, để trẻ em Việt Nam có thể được cầm trên tay và đọc những cuốn sách thật. Quyền của các tác giả cần phải được tôn trọng, sách và con trẻ đều xứng đáng với một tình yêu chân thật, trẻ em cũng như bất kỳ bạn đọc nào đều xứng đáng được cầm trên tay cuốn sách thật", bà Giáng Ngọc nói.
Ông Nguyễn Ngọc Bảo, Phó Cục trưởng Cục Xuất bản-In và Phát hành, Bộ Thông tin và Truyền thông chia sẻ: Hoạt động in lậu, in giả, in nối bản trái phép đã và đang diễn ra với quy mô và tính chất ngày càng phức tạp.
Đối tượng in lậu dùng nhiều thủ đoạn tinh vi để đối phó sự phát hiện, xử lý của các cơ quan chức năng. Hệ quả của in lậu đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của tác giả, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho nhà xuất bản, đối tác liên kết, làm thất thu ngân sách nhà nước, ảnh hưởng đến uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế khi tham gia Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật.
Năm 2019, công tác thanh tra, kiểm tra được tăng cường và triển khai đồng bộ với các phương thức mới, cụ thể như: Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện 08 cuộc thanh tra theo kế hoạch; Thanh tra chuyên ngành do Cục Xuất bản, In và Phát hành đã tiến hành 04 cuộc thanh tra theo kế hoạch; Đoàn Liên ngành phòng, chống in lậu Trung ương đã tiến hành 13 cuộc kiểm tra. Đối với một số vụ việc vi phạm, Cục Xuất bản, In và Phát hành đã xử lý nghiêm theo quy định.
Theo ông Nguyễn Ngọc Bảo, cần tiếp tục nâng cao nhận thức về phòng chống in lậu xuất bản phẩm và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực xuất bản cho tất cả người dân Việt Nam nhằm cải thiện môi trường kinh doanh khi Việt Nam tiếp tục hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu.
Việc loại trừ các hành vi in, phát hành xuất bản phẩm lậu, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là nhiệm vụ không chỉ của các cơ quan quản lý nhà nước, của chính quyền các địa phương mà cần có sự góp sức của các chủ sở hữu xuất bản phẩm và của toàn xã hội.
Năm 1886, nhờ cuộc vận động của nhà văn Pháp Victor Hugo và Hiệp hội Littéraire et Artistique Internationale, Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật đã được thông qua. Mục tiêu của Công ước nhằm tới là trao quyền cho các tác giả sáng tạo được kiểm soát và nhận nhuận bút cả khi các tác phẩm của họ được xuất bản quốc tế. Các tác phẩm nghệ thuật được bảo hộ gồm: Tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, kịch; Bài hát, vở opera, nhạc kịch, sonatas; và bản vẽ, tranh, điêu khắc, công trình kiến trúc…. Ngày 26/7/2004, Việt Nam nộp văn kiện gia nhập Công ước Berne. Tháng 10/2004, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Công ước quốc tế về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật. |
Tình Lê
Rất nhiều người cho rằng, người khiếm thị không cần đọc sách, liệu rằng điều ấy có đúng hay không?...