Dù đã ở tuổi “gần đất xa trời” nhưng bà Đỗ Thị Tùy (ngụ tại Tổ 7,ụbàtuổicònglưngnhặtvechainuôiđứacháumồcôsoi kèo moldova Khu phố 2, TT. Ngãi Giao, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) vẫn ngày ngày đi lượm ve chai để kiếm từng bữa ăn cho 4 đứa cháu nội mồ côi cha. Trong căn nhà cũ kỹ, bà nghẹn ngào khi nói về hoàn cảnh các cháu.
Khoảng năm 1985, cuộc sống gia đình bà ở quê nhà thuộc huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị quá khó khăn, hai vợ chồng quyết định bồng 4 đứa con nhỏ vào Nam tìm kế sinh nhai. Thử “neo đậu” ở nhiều nơi nhưng không thành, cuối cùng, gia đình bà chuyển đến Ngãi Giao, huyện Châu Đức, tình Bà Rịa – Vũng Tàu.
Bà Đỗ Thị Tùy và 4 đứa cháu côi cút: Lê Ngọc Anh Thư (bên phải), Lê Văn Thịnh (bên trái), cặp song sinh Lê Ngọc Như Quỳnh và Lê Ngọc Quỳnh Như (ở giữa). |
Điều kiện nơi ở mới tuy còn khó khăn nhưng vợ chồng hạnh phúc khiến bà cảm thấy tự tin có thể nuôi các con nên người. Thế mà chưa được bao lâu thì chồng bà bị tai nạn giao thông, mất tại chỗ. Đến khi người ta đưa về nhà bà thì chỉ còn thấy cảnh máu ướt đẫm quần áo.
Bà đã nghĩ không có nỗi đau xót nào bì kịp cảm xúc lúc ấy. Rồi bà cũng cắn răng kiên nhẫn nuôi 4 đứa con khôn lớn, dựng vợ gả chồng. Cuộc sống tuy nghèo, nhưng bà tự hào là đã không phải bỏ lại đứa con nào.
Chưa được nhàn hạ ngày nào, người đàn bà cả đời lam lũ lại một lần nữa phải chịu cảnh mất người thân, đứa con trai út bệnh tật của bà. Hồi năm ngoái, anh Lê Văn Thọ mất do bệnh tim, để lại cho bà 4 đứa cháu nội xinh xắn, đáng yêu. Đứa lớn nhất lúc ấy mới 9 tuổi, cặp song sinh nhỏ nhất mới 5 tuổi. Sau khi anh Thọ mất, vợ anh cũng có gia đình mới. Dù đôi lúc cũng về thăm các con, chị cũng chỉ giúp đỡ được bữa ăn rồi lại đi ngay.
Lượm ve chai nuôi 4 cháu ăn học
Suốt một năm nay, 5 bà cháu dựa dẫm vào nhau mà sống. Thương các cháu mồ côi cha, lại thưa vắng tình thương của mẹ, bà Tùy tranh thủ mọi thời gian để đi lượm vài cái thùng giấy, vài vỏ chai nhựa, vỏ lon, mong bán được tiền để mua những bữa ăn ngon cho các cháu. Ngày nào bà cũng đạp xe đi khắp khu phố vài vòng. Tuần nào được nhiều, bà bán được 300 nghìn đồng, nhưng có tuần được ít, chỉ thu được 50 nghìn đồng.
Ngày nào cụ bà 70 tuổi cũng đi khắp khu phố để thu mua, lượm lặt ve chai, giấy báo, sắt vụn. |
Chiếc xe cũ kỹ này do người ta bán sắt vụn, bà mua lại sửa sang để có thể đi lượm ve chai xa hơn, mong có thêm thu nhập cho các cháu bà đỡ khổ. |
“Những đợt được ít, nhìn mấy đứa cháu ăn cơm với mắm muối cho qua ngày, cũng có bữa phải ăn cơm trắng mà tôi đau đớn lắm cô ạ. Nhưng cái phận của tôi, kêu trời không thấy, kêu đất không hay. Mấy đứa con còn lại, đứa nghễnh đứa ngãng, chẳng dựa được vào đứa nào”, bà Tùy xót xa.
Hiện tại, cả 4 đứa trẻ đều đang học cùng Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai. Điều an ủi lớn nhất đối với người đàn bà khổ hạnh là các cháu đều chăm ngoan, nghe lời bà và thầy cô giáo.
Có hôm thấy mặt bà hơi nhăn nhó, cô chị cả Lê Ngọc Anh Thư (10 tuổi) đoán bà không khỏe liền chạy đi nấu chút cháo trắng rồi dỗ dành: “Nội ráng ăn đi cho khỏe để sống thật lâu với các con. Nếu không có nội, các con biết ở với ai!”. Lời nói ngây ngô của đứa trẻ khiến tim bà đau nhói. Đứa nhỏ mới 10 tuổi nhưng đã nặng nỗi lo toan. Rồi bà cũng nghe cháu ráng ăn thêm một chút để còn có sức mà chăm lo cho chúng nó, chứ giờ mà ngã xuống, chúng sẽ rơi vào cảnh cù bất cù bơ, không nơi nương tựa.
Ngoài giờ học, 2 đứa lớn phụ đỡ cho bà Tùy trong việc thu gom. |
Bà thường tự động viên mình: “Trước đây một mình cũng nuôi được 4 đứa con, không lẽ giờ đây có 4 đứa cháu lại nuôi không được”. Ấy thế nhưng bây giờ, tuổi đã cao, sức khỏe đã yếu, bà đâu còn có thể so sánh với cái thời còn sung sức.
Ông Lê Quang Hồng, Trưởng Ban Công tác Mặt trận khu phố 2, TT. Ngãi Giao chia sẻ với VietNamNet: “Hoàn cảnh của bà Tùy hết sức khó khăn. Đây có thể nói là trường hợp khó khăn nhất ở địa phương. Dù chúng tôi đã cố gắng giúp đỡ để các bé được đi học, nhưng chẳng thể lo hết được cuộc sống của 5 bà cháu. Thay mặt lãnh đạo địa phương, tôi rất mong thông qua Báo VietNamNet, sẽ có nhiều mạnh thường quân thương xót mà giúp đỡ cho cụ bà và 4 đứa trẻ”.
Khánh Hòa – Ngọc Bích
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: