Chùa Mía (xã Đường Lâm,ưmộtthờibịđàmtiếugiậtmìnhnghetiếngcongọimẹkèo chấp 0 5/1 là gì Sơn Tây, Hà Nội) là ngôi chùa có bề dày lịch sử, được đông đảo người dân và du khách lui tới thăm quan, chiêm bái.
Ngôi chùa này còn ẩn chứa câu chuyện mang đượm lòng từ bi mà khi nhắc đến bất cứ ai cũng cảm thấy ấm lòng.
Cổng chùa Mía, xã Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội |
Dạo bước qua cánh cổng làng Đông Sàng, tôi lạc chân vào không gian tĩnh lặng, mát mẻ của chùa Mía.
Vị ni sư đang ngồi trong gian phòng khách, trò chuyện cùng mấy đứa trẻ xưng hô thân thiết với bà là mẹ - con.
Thị phi thêu dệt
17 năm nuôi 7 đứa trẻ bị bỏ rơi, ni sư Thích Đàm Thanh - quản lý chùa Mía bị bủa vây bởi những thị phi.
Thế nhưng, bà vẫn bỏ ngoài tai, ngày ngày chăm sóc, nuôi dạy những đứa trẻ nên người. Khi các con lớn, bà cho về Hà Nội học, niềm vui mỗi ngày của bà là gọi điện facetime (cuộc gọi hình ảnh) trò chuyện cùng các con.
Ni sư Thích Đàm Thanh trò chuyện cùng con qua điện thoại |
‘Lâu lâu, không nghe tiếng lũ trẻ lại thấy nhớ, chùa cảm giác vắng vẻ hơn. Tuần nào tôi cũng xuống thăm, xem xét điều kiện sinh hoạt, nề nếp của chúng. Nói là kiểm tra nhưng thực tế tôi rất yên lòng về các con của mình’, ni sư Thích Đàm Thanh bộc bạch.
Đôi mắt xa xăm, giọng trầm lại, ni sư nhớ về khoảng thời gian bà quyết định nuôi trẻ.
Ni sư vào chùa tu hành từ năm 17 tuổi. Nhiều lần, bà cùng ni trưởng Thích Đàm Cẩn (trụ trì chùa Mía) làm thiện nguyện ở các trung tâm nuôi trẻ mồ côi, thấy các trẻ ở đó không thiếu về vật chất nhưng thiếu tình thương, thiếu tổ ấm gia đình.
Xuất phát từ đó, bà xin phép ni sư trụ trì, nếu gặp trẻ có hoàn cảnh đặc biệt, sẽ đón các cháu về nuôi, cho cháu mái ấm tình thương và nuôi cháu như một công dân đáng yêu. Nhận được sự đồng ý của ni sư trụ trì, mỗi lần có duyên gặp các y, bác sĩ hay ai làm trong viện, bà đều nhắn nhủ tâm nguyện của mình.
Bức ảnh 3 cô con gái nuôi của sư cô Thích Đàm Thanh ngày nhỏ được treo ngay cửa phòng học tập |
Kể về đứa con đầu tiên nhận nuôi, ni sư Thích Đàm Thanh cho biết, vào cuối mùa đông năm 2002, bà nhận được tin có cháu nhỏ mới sinh nhưng mẹ cháu gặp trắc trở trong cuộc sống, không đủ khả năng chăm sóc con nhỏ. Ni sư liền đón về chùa và báo cho nhân dân, phật tử cùng chính quyền địa phương biết rõ sự tình.
Sau một thời gian, cháu bé đầu tiên được chính quyền tạo điều kiện, hoàn thiện pháp lý với giấy khai sinh là Trịnh Yến Nhi.
Đến đầu năm 2003, một đứa trẻ khác không rõ lai lịch được đặt trước cổng chùa. Ni sư nghĩ rằng, chắc mẹ cháu biết nhà chùa nuôi trẻ nên mới đến gửi gắm, mong con mình được chăm sóc nên người.
Theo lời ni sư, thời điểm này ở miền Bắc, việc nuôi trẻ sơ sinh bị bỏ rơi còn khá mới mẻ. Bởi vậy, khi nuôi trẻ trong chùa, bà gặp nhiều trở ngại, nhất là vướng mắc về thủ tục pháp lý. Bên cạnh đó, bà cũng không tránh khỏi những dèm pha.
Một số tin đồn nói đứa bé là con ruột do bà sinh ra, bà dùng cách đó để hợp thức hóa. Cũng có người chưa hiểu tung tin, bà lợi dụng để chăm sóc các cháu trong gia đình, họ hàng.
'Nhiều phật tử và nhân dân nơi tôi tu hành nghe được những câu chuyện đó, đều giải thích, mong mọi người hiểu rõ bản chất vấn đề. Hơn nữa, các phật tử đến chùa, gặp tôi thường xuyên, nếu tôi chửa đẻ như lời đồn đại, họ phải biết, chứ không thể che giấu được.
Thay vì buồn bã hay thanh minh, tôi bỏ ngoài tai mọi lời dị nghị, dành thời gian chăm con. Tôi nghĩ, mình làm đúng thì không việc gì phải sợ. Lâu dần, những tin đồn oan ức đó cũng tan biến', bà nói.
Vào buổi tối, sư cô dành thời gian dạy con gái út học |
Vị ni sư tâm sự, ngày mới nuôi Yến Nhi, bà gặp muôn vàn khó khăn. Người phụ nữ bình thường, khi mang thai 9 tháng 10 ngày, tình cảm mẹ con được gắn kết bằng máu mủ, đến lúc sinh đẻ, chăm con họ còn thấy vất vả.
Với ni sư Đàm Thanh sự vất vả đó càng tăng gấp bội phần, vì bà không sinh ra cháu, lại ở môi trường chùa chiền, kinh nghiệm nuôi trẻ không có, cộng thêm việc phật sự. Nếu không có tình thương yêu thực sự, sẽ khó mà vượt qua.
‘Tôi giật thót khi con gọi mình tiếng ‘mẹ’
Sau Yến Nhi, ni sư Thích Đàm Thanh tiếp tục nhận thêm 6 trẻ nữa vào vòng tay mình. Tất cả các con khi về chùa đều mang họ Trịnh - họ tục trần của ni sư trước khi xuất gia. Trên giấy tờ, bà là mẹ nuôi hợp pháp của chúng.
Từ năm 2002 - 2010, chùa Mía nhận đón 7 cháu nhưng thực tế chùa khai sinh, nhập khẩu cho 5 cháu đó là: Trịnh Yến Nhi, Trịnh Linh Nhi, Trịnh Bình Nhi, Trịnh Khánh Chung và Trịnh Ngọc Nhi. Còn hai cháu Trịnh Phương Nhi và Trịnh Minh Nhi do ni sư Thích Đàm Liên - em gái ni sư Thích Đàm Thanh nuôi dưỡng.
Các con đã xuống Hà Nội học nhưng sư cô vẫn giữ nguyên góc học tập như khi chúng ở chùa. |
'Dù không có máu mủ, ruột già nhưng tôi yêu các con hơn cả bản thân mình’, ni sư xúc động nói.
Ni sư Thích Đàm Thanh chia sẻ, ngay từ khi các con biết nhận thức, bà luôn chủ động trò chuyện cho chúng nghe về gốc gác bản thân.
‘Mỗi lần cả nhà cùng ngồi xem tivi, có câu chuyện, bộ phim hay tin thời sự tương tự hoàn cảnh các con, tôi phân tích, giải thích cho chúng nghe. Qua đó, hướng các con tìm về cội nguồn.
Tư tưởng của nhà Phật là chữ ‘Hiếu’ đứng đầu, nếu quên đi cội nguồn, quên đi chữ ‘Hiếu’ trong lòng thì con người dù sống ở môi trường nào, sung sướng ra sao vẫn trở thành bất hiếu.
Bởi vậy, tôi hay nhắc nhở các con về việc tìm nguồn gốc, lai lịch của chúng, tìm được rồi, dù bố mẹ hoàn cảnh ra sao? hiển vinh hay phũ phàng, các con cũng phải chấp nhận. Vì họ là đấng sinh thành ra con’.
Sư cô và các con nuôi trong chuyến du lịch biển |
Ni sư Thích Đàm Thanh cho biết thêm, thay vì xưng hô theo ngôn ngữ nhà chùa, các con đều gọi bà là mẹ.
‘Lần đầu, tôi đã giật thót khi nghe con gọi mình tiếng ‘mẹ’. Bởi tôi sống ở chùa, ngôn từ phải thực sự cẩn trọng. Tôi băn khoăn, mang việc này hỏi 1 số nhà tri thức, họ phân tích cho tôi, câu cửa miệng đầu tiên của trẻ thơ bao giờ cũng gọi là tiếng ‘mẹ’ và ‘bà’. Nếu tôi không cho con gọi, thì đứa trẻ đó càng thiệt thòi. Hơn nữa, làm mẹ đâu nhất thiết phải là người sinh ra chúng.
Con xưng hô với tôi là thầy, sẽ chỉ là câu xã giao như bao phật tử khác nhưng khi gọi tôi bằng mẹ, sự gắn kết, tình thương và trách nhiệm của tôi dành cho con sẽ lớn hơn. Ngược lại, tình cảm các con dành cho tôi cũng sâu sắc hơn.
Chính vì vậy, tôi đã không còn bị ràng buộc hay nặng nề chuyện xác định xem con gọi mình bằng gì’, sư cô Thích Đàm Thanh nói tiếp.
Sư cô chia sẻ, toàn bộ việc nuôi trẻ, nhà chùa tự xoay sở, không kêu gọi tài trợ. Tuy nhiên, các phật tử, mạnh thường quân có lòng hảo tâm thường tự tìm đến hỗ trợ bằng vật phẩm. Điều đó, nhà chùa luôn ghi nhớ và biết ơn.
Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Văn Khải - trưởng thôn Đông Sàng, xã Đường Lâm, TX Sơn Tây (Hà Nội) cho biết: 'Việc nhà chùa nuôi trẻ bị bỏ rơi được chính quyền và bà con hết sức ủng hộ. Sư cô Thích Đàm Thanh nuôi dạy trẻ rất tốt, các cháu đều ngoan ngoãn, đạt thành tích học tập giỏi.
Khi nhà chùa báo nhận trẻ mới, UBND xã cũng tạo điều kiện về thủ tục, giấy tờ để làm khai sinh, cho các cháu có quyền công dân và được hưởng các chế độ theo quy định nhà nước.
(Còn nữa)
Sau mối tình nhiều buồn đau, nữ bác sĩ lựa chọn cuộc sống làm mẹ đơn thân, gần ngày sinh con, chị tìm đến chùa, nương nhờ cửa Phật.