Một người đàn ông 24 tuổi bị liệt tứ chi đã lấy lại được khả năng cầm nắm đồ vật,ếtbịmớigiúplấylạikhảnăngvậnđộngchongườibịliệlich thi dau ngay mai khuấy thức ăn và các loại chất lỏng cũng như có thể dùng tay “quẹt” thẻ tín dụng để thanh toán tiền mua hàng.
Thậm chí anh ta bây giờ đã có thể chơi được cả đàn ghi ta. Điều thần kỳ này được thực hiện là nhờ các bác sĩ đã cấy ghép một thiết bị điều khiển thần kinh vào cơ thể của bệnh nhân này, giúp đối tượng kiểm soát chuyển động của các cơ bắp trong cánh tay, bao gồm cả bàn tay và các ngón tay bằng tín hiệu thần kinh.
Ian Burkhart, bị liệt tứ chi vào năm 2010 do tai nạn xe hơi đã phục hồi lại được khả năng cử động cánh tay. Nguồn ảnh: Nature
Công nghệ tiên tiến lần đầu tiên xuất hiện trên thế giới này có tên là NeuroLife. Đây là một thiết bị giúp não bộ giao tiếp trực tiếp với các chi như tay và chân mà không cần phải truyền tín hiệu thần kinh thông qua tủy sống. Điều này đặc biệt thích hợp cho những đối tượng mà cột sống đã bị hủy hoại hoặc tổn thương.
"Chúng tôi đã nghiên cứu lĩnh vực này trong suốt 30 năm qua. Và đến bây giờ thì chúng tôi đã đạt được kết quả ngoài mong đợi”, Jerry Mysiw, nhà phát minh đến từ Đại học Ohio (Hoa Kỳ) cho biết. "Những điều mà chúng tôi thật sự muốn làm là giúp đỡ những người bại liệt để họ có thể lấy lại được khả năng kiểm soát cơ thể của chính mình”.
Thiết bị NeuroLife có bộ phận chính là một chip máy tính có kích thước chỉ bằng hạt đậu. Ian Burkhart, người đàn ông bị tổn thương cột sống và bị liệt tứ chi đến từ bang Ohio (Hoa Kỳ) đã được chọn để cấy ghép thiết bị này vào não bằng một cuộc phẫu thuật kéo dài 3 giờ. Burkhart đã bị liệt từ phần vai xuống toàn bộ thân dưới trong 6 năm qua vì một vụ tai nạn xe hơi nghiêm trọng xảy ra vào năm 2010.
Các thuật toán phức tạp được tích hợp trong con chip điện tử sẽ giúp tìm hiểu và giải mã những suy nghĩ cụ thể cũng như những tín hiệu thần kinh có liên quan đến hoạt động kiểm soát cơ bắp.
Những tín hiệu này sẽ được chuyển đến một lớp bao quấn quanh tay của bệnh nhân trong khoảng thời gian chỉ dài 1/10 giây. Cảm biến tích hợp trong lớp bao tay này sẽ kích thích các bó cơ bắp ở phần chi bị liệt, giúp cho nó hoạt động tuân theo các tín hiệu thần kinh đã được gửi đến.
Tuy nghe có vẻ đơn giản nhưng phần khó nhất của quá trình này là làm thế nào để phân biệt giữa các tín hiệu thần kinh vận động và các suy nghĩ khác nhau do não bộ phát ra. Vì thể, nhóm nghiên cứu đã phải mất hơn 10 năm để hoàn thiện quá trình này.
Burkhart đã được cấy ghép NeuroLife từ năm 2014 và liên tục phối hợp với các nhà khoa học để cải tiến hiệu quả của thiết bị. Sự tiến triển diễn ra nhanh chóng đến mức đáng kinh ngạc.
Ban đầu, anh chỉ có thể cử động các ngón tay. Sau đó Burkhart đã có thể sử dụng được thìa và nĩa. Đến bây giờ, anh đã có thể chơi được cả đàn ghi ta.
Các nhà khoa học hiện đang lên kế hoạch phát triển NeuroLife thành một thiết bị không dây và ngày càng hoàn thiện hơn nữa về hiệu suất hoạt động. Sự thành công của NeuroLife đang mở ra những tia hy vọng mới cho nhửng người bị mắc chứng bại liệt và tổn thương cột sống, giúp họ có được cơ hội làm lại cuộc đời.