Mỗi ngày là một cuộc đấu tranh sinh tử
Một ngày năm 2007,ữsinhđucápvượtsôngđihọcnămtrướcgiờbxh hạng 2 ý cô bé 8 tuổi Dư Yên Cáp ở làng Bố Lạp, quận Công Sơn, Châu tự trị dân tộc Lật Túc Nộ Giang, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) đã tự mình sử dụng dây đu vượt qua dòng nước chảy xiết của sông Nộ Giang để đến ngôi trường làng, theo Nhân dân Nhật báo.
Đó là thói quen thường xuyên của Yên Cáp và các bạn học. Sông Nộ Giang là vực sâu tự nhiên ngăn cách ngôi làng với thế giới bên ngoài. Mỗi ngày là một cuộc đấu tranh sinh tử với những đứa trẻ.
Trên thực tế, có một cây cầu bắc qua sông nhưng trên cầu chỉ có hai cây dây leo xù xì làm tay vịn, ở giữa có hai cọc tre mảnh khảnh. Nếu đứng lên, bất cứ lúc nào cũng có thể rơi xuống dòng sông cuồn cuộn.
Để đảm bảo an toàn, Yên Cáp đã học cách sử dụng kỹ thuật gọi là "lướt bay". "Cô gái bay" nắm lấy dây leo bằng cả hai tay, giẫm lên cọc tre bằng cả hai chân rồi nhanh chóng trượt qua, như thể đang bay trên không.
Mỗi lần qua cầu, cô bé lại rất sợ hãi, tuy nhiên, để được đến trường, Yên Cáp không còn cách nào khác là liều mạng “lướt bay” hai lần một ngày. Cảnh cô bé nhỏ bé nhưng dũng cảm vượt qua con sông với gương mặt tươi cười được phóng viên chụp lại và thu hút sự chú ý rộng rãi trên khắp Trung Quốc.
Ngay sau đó, Truyền hình tỉnh Giang Tô và hơn 20 phương tiện truyền thông Trung Quốc đã phát động một sự kiện từ thiện và quyên góp được hơn 1,4 triệu NDT (khoảng 4,85 tỷ đồng) để xây dựng cây cầu từ thiện cho làng Bố Lạp.
Tháng 3/2008, cây cầu được đưa vào sử dụng và Dư Yên Cáp trở thành người dân địa phương đầu tiên đi qua cầu. Sự xuất hiện của cây cầu còn giúp dân làng nhìn thấy tia hy vọng dẫn ra thế giới bên ngoài. Làng bắt đầu trồng cây nông nghiệp và thu nhập tăng lên rất nhiều.
Từ chối lời mời và trở về quê hương cống hiến
Tuy nhiên, nghịch cảnh chưa dừng lại với Dư Yên Cáp. Căn bệnh hiểm nghèo đã cướp đi cha của cô bé và giáng một đòn nặng nề vào gia đình vốn rất nghèo khó này.
Với sự ủng hộ của nhiều mạnh thường quân, Dư Yên Cáp có cơ hội học hành và đến thăm các thành phố như Côn Minh hay Bắc Kinh. Điều này đã giúp mở rộng tầm nhìn của cô bé vốn chưa bao giờ ra khỏi lũy tre làng.
“Những mạnh thường quân là ngọn hải đăng hy vọng, giúp em định hướng những chặng đường đen tối của cuộc đời mình. Vì vậy, em càng quyết tâm học tập chăm chỉ hơn”, nữ sinh nói.
Năm 2018, Yên Cáp thi vào trường Cao đẳng Y tế Lâm sàng số 2 của Đại học Y Côn Minh với số điểm ấn tượng 568 điểm, trở thành đứa trẻ đầu tiên trong làng được nhận vào đại học.
“Khoảnh khắc trở thành sinh viên đại học, em đã quyết định đền đáp bằng cách cống hiến hết mình cho quê hương. Có rất nhiều người đã giúp đỡ em trong suốt chặng đường. Em sẽ không thể ở đây nếu không có họ. Em luôn biết ơn họ”, Yên Cáp nói.
Yên Cáp luôn nhớ rằng chính sự quan tâm, giúp đỡ của mọi người đã thay đổi số phận của cô và đưa làng quê nghèo khó phát triển nhanh chóng. Vì vậy, khi vào Đại học Y Côn Minh, nữ sinh càng quyết tâm trang bị kiến thức và kỹ năng cho mình thật tốt để đền đáp quê hương.
Trước khi tốt nghiệp, Yên Cáp nói với các giáo viên của mình rằng cô muốn quay trở lại Châu tự trị Nộ Giang và từ bỏ cơ hội việc làm tại các bệnh viện khác tốt hơn. Cô gái được nhận vào Bệnh viện Nhân dân của Châu tự trị Nộ Giang.
Theo Yên Cáp, dù điều kiện y tế ở quê hương còn kém nhưng là người lớn lên ở đây, cô gái có trách nhiệm phải nỗ lực để góp phần thay đổi tình trạng này.
“Em sẽ làm việc chăm chỉ để đóng góp những gì em đã học được cho mục đích nâng cao sức khỏe ở quê hương em”.
Cô gái 23 tuổi đang trở thành một bác sĩ được người dân tin tưởng và là tấm gương truyền cảm hứng cho lũ trẻ trong làng. Tháng 1/2024, Dư Yên Cáp đạt danh hiệu Top 10 phụ nữ nông dân mới của năm 2023.
"Trên đời không có gì có thể đạt được một cách ngẫu nhiên. Nhưng khi cơ hội đến, bạn phải nắm bắt nó. Chỉ bằng cách hoàn thiện bản thân và học hỏi kiến thức, bạn mới có thể thực sự thay đổi môi trường và thay đổi vận mệnh của chính mình", Dư Yên Cáp chia sẻ.
Tử Huy
Bức ảnh thầy giáo cõng nữ đồng nghiệp vượt suối dữ đến trường gây 'bão' mạngNhững ngày qua, hình ảnh thầy giáo cõng nữ giáo viên vượt qua con suối chảy xiết với mực nước cao hơn nửa người để đến trường, nhận được phản hồi tích cực từ dư luận.