Zhao Zijian (29 tuổi) gây tranh cãi trong dư luận Trung Quốc khi sở hữu tới 4 bằng tiến sĩ và 4 bằng thạc sĩ. Zhao thu hút sự chú ý sau khi được bổ nhiệm làm chuyên gia nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Văn hóa và Nghệ thuật Nội Mông (Trung Quốc).
Lúc này,àngtraituổicóbằngtiếnsĩvàbằngthạcsĩgâysốsoi kèo bayern munich hôm nay các bằng cấp của Zhao được công khai và gây sửng sốt trong dư luận. Zhao cho biết anh đã có 4 bằng tiến sĩ trong các lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn, tâm lý học và quản lý giáo dục. 4 bằng thạc sĩ của anh là thuộc lĩnh vực truyền thông và nghiên cứu Phật giáo.
Zhao cũng chia sẻ bản thân từng đi du học tại nhiều nước như Hàn Quốc, Philippines, Tây Ban Nha... và là tác giả của 24 bài báo khoa học đã xuất bản.
Dù vậy, nhiều người đặt câu hỏi về thành tích học tập của Zhao, cho rằng số lượng bằng cấp lớn như vậy rất khó đạt được khi mới ở tuổi 29.
Trước những tranh cãi về chất lượng bằng cấp của Zhao, Viện nghiên cứu Văn hóa và Nghệ thuật Nội Mông đã tuyên bố sẽ kiểm tra kỹ càng đối với những bằng cấp của anh.
Vào ngày 12/10, ông Yin Fujun, người đứng đầu viện nghiên cứu, đã trao đổi chính thức với truyền thông Trung Quốc rằng, các bằng cấp của Zhao mà được kiểm tra đều là bằng thật. Cả 4 tấm bằng thạc sĩ của Zhao đều đã được Trung tâm Dịch vụ Trao đổi Học thuật Trung Quốc xác thực là bằng thật.
Đối với các bằng tiến sĩ, hiện tại, một bằng của Zhao đã được xác thực, một bằng đang trong quá trình xác thực. Zhao không có ý định xác thực 2 bằng tiến sĩ còn lại của mình vì cho rằng không liên quan tới cơ quan anh đang làm.
Ông Yin cho biết sau quá trình kiểm tra, kết quả cho thấy Zhao đáp ứng đủ yêu cầu của viện để đảm nhận vai trò chuyên gia nghiên cứu. Ông Yin bày tỏ sự cảm ơn dành cho Zhao, bởi anh đã tích cực phối hợp trong quá trình viện tiến hành xác thực.
Trên mạng xã hội, nhiều người bày tỏ quan điểm về số lượng bằng cấp mà Zhao sở hữu. Không ít người thể hiện thái độ thiếu thiện cảm vì cho rằng Zhao là người chuộng thành tích và thích "sưu tập" bằng cấp. Trước những tranh cãi, Zhao giữ im lặng.
Hiện tại, nhà chức trách Trung Quốc đã siết chặt việc quản lý bằng cấp của sinh viên du học. Việc kiểm soát này được triển khai nhằm hạn chế tình trạng một bộ phận du học sinh Trung Quốc muốn có "mác" du học. Họ đăng ký theo học tại những trường không tên tuổi với điều kiện tuyển sinh rất dễ dàng.
Khi có "mác" du học sinh và có bằng cấp do nước ngoài cấp, những nhân sự này thường có lợi thế trong quá trình xin việc. Dịch vụ xác minh bằng cấp du học tại Trung Quốc đã bắt đầu được nhà chức trách tiến hành từ tháng 8 năm nay sau quãng thời gian dài xảy ra hiện tượng "loạn" bằng thạc sĩ, tiến sĩ do nước ngoài cung cấp.